dd/mm/yyyy

Nông dân chế biến thuỷ sản trên lòng hồ thuỷ điện Sơn La

Hội Nông dân tỉnh Sơn La xây dựng mô hình chế biến thuỷ sản trên lòng hồ thuỷ điện Sơn La.

Sơn La: Chế biến thuỷ sản trên lòng hồ thuỷ điện.

Mô hình chế biến thuỷ sản giúp nông dân nâng cao thu nhập

Dự án xây dựng mô hình chế biến thuỷ sản trên lòng hồ thuỷ điện Sơn La được xây dựng tại thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Gồm: Máy đánh vảy cá; Máy tách xương cá; Máy xay; Tủ hấp; Bếp chiên công nghiệp; Máy tạo viên cối đồng; Máy hút chân không, đóng gói công nghiệp. Với tổng mức đầu tư 250 triệu đồng. Việc ứng dụng các máy móc, trang thiết bị nhằm thúc đẩy nghề nuôi trồng thuỷ sản trên lòng hồ thuỷ điện Sơn La, tạo việc làm cho lao động dôi dư, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân trên địa bàn.

Nông dân chế biến thuỷ sản trên lòng hồ thuỷ điện  - Ảnh 2.

Hội Nông dân tỉnh Sơn La xây dựng mô hình chế biến thuỷ sản trên lòng hồ thuỷ điện Sơn La. Ảnh: Nguyễn Vinh

Ông Nguyễn Văn Thanh, phó giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp Mường Trai, huyện Mường La (Sơn La) cho biết: HTX hiện có 26 lồng cá, chủ yếu các loại cá như: Chám, rô phi, cá tầm, chép… mỗi năm cho sản lượng khoảng trên 10 tấn. Mặc dù sản phẩm cá tươi của HTX đã được người tiêu thụ ưa chuộng, có hợp đồng tiêu thu với các doanh nghiệp, của hàng nông sản sạch. Tuy nhiên trang thời gian vừa qua do ảnh hưởng của dịch bệnh, chính vì vậy việc tiêu thu con gặp nhiều khó khăn. Sau khi được tham gia mô hình chế biến thuỷ sản trên lòng hồ thuỷ điện Sơn La, HTX đa dạng được các sản phẩm được chế biến từ cá, qua đó góp phần tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của HTX làm ra có hiệu quả.

"Sau khi tiếp nhận hệ thống dây chuyền chế biến thủy sản Dự án: Xây dựng mô hình chế biến thuỷ sản trên lòng hồ thuỷ điện Sơn La, chúng tôi sẽ tiến hành chế biến các sản phẩm được làm từ cá, quả đó sẽ thuận tiện hơn trong việc chăn nuôi, chế biến, cũng như tiêu thụ sản phẩm", ông Thanh nói.

Nông dân chế biến thuỷ sản trên lòng hồ thuỷ điện  - Ảnh 3.

Huyện Mường La là một trong những địa phương của tỉnh Sơn La phát triển mạnh về nuôi cá lồng lòng hồ. Ảnh: Nguyễn Vinh

Trao đổi với phóng viên, anh Lê Chiến Thắng, Công Ty Cổ Phần Đầu Tư & Phát Triển Nông Lâm Sản Hưng Yên cho biết: Dây chuyền chế biến thủy sản gồm Đánh vảy cá, Rửa cá, Tách xương cá, Xay cá, Trộn chả cá, Tạo viên cá, Hấp chả cá, Đóng gói và bảo quản.

Khâu đầu tiên trong quy trình sản xuất chả cá chính là đánh vảy cá. Với khâu này, việc sử dụng máy đánh vảy cá tự động sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức. Máy đánh vảy cá có khả năng đánh vảy cá nhanh gấp 20 lần phương pháp thủ công. Thành phẩm sau khi đánh vảy cũng sạch bong, không bị nát thịt và giữ nguyên độ tươi. Cá sau khi đánh vảy sẽ được đem đi sơ chế để loại bỏ ruột rồi rửa sạch bằng máy rửa cá chuyên dụng. Loại máy này có khoang chứa to, có thể rửa được lượng lớn cá nhanh chóng trong cùng một mẻ. Máy tách xương cá sẽ loại bỏ hoàn toàn xương cá ra khỏi thịt một cách nhanh chóng, phục vụ cho công đoạn làm chả cá. Máy tách xương có thể xử lý từ 300 – 400 kg cá tươi trong vòng 1 giờ.

Cá sau khi đã tách hết xương sẽ được cho vào máy xay để làm nhuyễn, mịn. Máy xay nhuyễn có kiểu dáng hiện đại, gọn gàng và được làm từ chất liệu inox cao cấp, không gỉ nên sẽ đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Dòng máy này còn có thiết kế thông minh với khả năng nghiêng đổ góc 0 – 90 độ sẽ giúp tăng sức cuộn đảo trong quá trình xay thịt. Nếu sử dụng máy xay thịt biến tần, bạn còn có thể điều chỉnh tốc độ xay nhanh chậm linh hoạt trong suốt quá trình xay.

Nông dân chế biến thuỷ sản trên lòng hồ thuỷ điện  - Ảnh 4.

Nông dân chế biến thuỷ sản trên lòng hồ thuỷ điện  - Ảnh 5.

Nông dân chế biến thuỷ sản trên lòng hồ thuỷ điện  - Ảnh 6.

Dây chuyền chế biến thủy sản gồm Đánh vảy cá, Rửa cá, Tách xương cá, Xay cá, Trộn chả cá, Tạo viên cá, Hấp chả cá, Đóng gói và bảo quản. Ảnh: Nguyễn Vinh

Máy tạo viên đóng vai trò biến hỗn hợp thịt đã xay nhuyễn thành những viên nhỏ có kích thước đều nhau. Chiếc máy này được trang bị phần cối dung tích lớn, cùng hệ thống động cơ công suất cao nên có thể hoạt động với năng suất lên đến 250 viên/phút. Ngoài ra, máy còn sở hữu phần khoang chứa đá lạnh riêng biệt, giúp giảm tối đa lượng nhiệt sinh ra trong quá trình hoạt động, đảm bảo viên thịt có chất lượng hoàn hảo, thơm ngon nhất.

Tủ hấp thực phẩm vận hành dựa vào hơi nước và áp suất nên sẽ giúp món ăn thơm ngon và giữ được nhiều dưỡng chất nhất. Loại tủ này chỉ mất từ 30 – 60 phút để hoàn thành công đoạn hấp chín, nhanh hơn gấp 3 lần so với phương pháp truyền thông. Ngoài ra, tủ còn có tính năng cài đặt thời gian, nhiệt độ nên người dùng có thể vận hành dễ dàng, không phải canh chừng thường xuyên.

Máy hút chân không là loại máy kết hợp giữa khả năng hút không khí và đóng gói, giúp người dùng bảo quản thực phẩm được lâu hơn, sạch sẽ hơn. Loại máy này có chu kỳ hút 1 – 4 lần/phút nên có thể đóng gói được lượng lớn sản phẩm trong thời gian ngắn. Đặc biệt, các loại máy công suất 370W có thể hoạt động trong thời gian dài mà không ảnh hưởng đến năng suất.

Nông dân chế biến thuỷ sản trên lòng hồ thuỷ điện  - Ảnh 7.

Nông dân chế biến thuỷ sản trên lòng hồ thuỷ điện  - Ảnh 8.

Việc ứng dụng các máy móc, trang thiết bị nhằm thúc đẩy nghề nuôi trồng thuỷ sản trên lòng hồ thuỷ điện Sơn La, tạo việc làm cho lao động dôi dư, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân trên địa bàn. Ảnh: Nguyễn Vinh

Sơn La đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học cho nông dân

Trao đổi với phóng viên, ông Bạc Cầm Khuyên, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La cho biết: Triển khai thực hiện dự án "Xây dựng mô hình chế biến thuỷ sản trên lòng hồ thuỷ điện Sơn La". Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã tiến hành Khảo sát địa điểm và chọn hộ. Với các nội dung: Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã, bản; xác định sản lượng thuỷ sản, nhu cầu chế biến thuỷ sản của các hộ và bình xét; lựa chọn các hộ tham gia dự án làm cơ sở xây dựng dự án. Với tiêu chuẩn chọn hộ tham gia dự án là hộ hội viên nông dân đang tham gia sinh hoạt tại Chi hội nông dân nơi sinh sống. Là thành viên của Hợp tác xã; Tự nguyện tham gia và cam kết thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật để tạo ra sản phẩm an toàn được chế biến từ cá. Có khả năng tiếp thu, làm chủ các quy trình công nghệ đã được chuyển giao cũng như các kiến thức liên quan đến chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản; có lao động thường xuyên; Có nguồn nguyên liệu để phục vụ chế biến. Có vốn đối ứng theo quy định của dự án.

Nông dân chế biến thuỷ sản trên lòng hồ thuỷ điện  - Ảnh 9.

Những năm qua Hội Nông dân tỉnh Sơn La tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật, tổ chức dạy nghề... giúp các hội viên nông dân có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế vươn lên làm giàu. Ảnh: Nguyễn Vinh

Tổ chức lớp tập huấn cho các hộ dân tham gia dự án, cán bộ xã, bản có dự án và các hộ dân có nhu cầu nắm bắt thông tin, kiến thức về khoa học kỹ thuật sản xuất chả cá và thiết bị phục vụ cho sản xuất chả cá. Đào tạo kỹ thuật viên có khả năng làm chủ các quy trình công nghệ đã được chuyển giao cũng như các kiến thức liên quan đến chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

"Việc xây dựng mô hình chế biến thuỷ sản trên lòng hồ thuỷ điện Sơn La, nhằm giải quyết nguồn nguyên liệu tại địa phương trong mọi thời điểm, thúc đẩy nghề nuôi trồng thuỷ sản trên lòng hồ thuỷ điện Sơn La, tạo việc làm cho lao động dôi dư, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân trên địa bàn và các khu vực lân cận. Tạo bước phát triển mới, trở thành điểm sáng thúc đẩy các đơn vị sản xuất chế biến thủy sản trên lòng hồ thuỷ điện Sơn La mạnh dạn đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu", ông Khuyên nói.

Nông dân chế biến thuỷ sản trên lòng hồ thuỷ điện  - Ảnh 10.

Hội nông dân giúp hội viên, nông dân tiếp cận KHKT, nhân rộng những mô hình hay, cách làm tốt để học tập và làm theo. Ảnh: Nguyễn Vinh

Mục tiêu cụ thể dự án là xây dựng thành công mô hình chế biến chả cá chất lượng cao, công suất chế biến từ 1 tấn cá/ngày tại huyện Mường La. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định trong nước và xuất khẩu.

Văn Ngọc - Nguyễn Vinh