dd/mm/yyyy

Cập nhật giá gạo mới nhất ngày 19/8: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng

Cập nhật giá gạo mới nhất ngày 19/8: Theo dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực (Vietfood), trong phiên giao dịch ngày 19/8, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng và đắt nhất thế giới.

Cập nhật giá gạo mới nhất ngày 19/8: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng

Giá lúa gạo hôm nay ngày 19/8/2023 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang sau phiên điều chỉnh tăng.

Theo đó, tại An Giang, theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, giá lúa IR 504 ở mức 7.600 - 7.800 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 ở mức 7.800 - 8.000 đồng/kg; giá lúa OM 18 ở mức 7.800 - 8.000 đồng/kg, OM 5451 duy trì quanh mốc 7.600 - 7.800 đồng/kg; Nàng Hoa 9 có giá 7.200 - 7.600 đồng/kg; lúa Nhật cũng ổn định ở mức 7.800 - 8.000 đồng/kg; lúa Nàng Nhen (khô) ở mức 13.000 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, giá gạo biến động trái chiều khi điều chỉnh giảm với gạo nguyên liệu và giữ ổn định với các chủng loại còn lại. Theo đó, giá gạo nguyên liệu điều chỉnh giảm 50 đồng/kg xuống còn 12.350 đồng/kg; gạo thành phẩm duy trì ổn định ở mức 14.500 - 14.600 đồng/kg.

Với mặt hàng phụ phẩm, giá tấm IR 504 duy trì ổn định ở mức 11.800 đồng/kg; trong khi đó giá cám khô duy trì ổn định ở mức 7.600 đồng/kg.

Thị trường lúa vẫn tiếp tục duy trì xu hướng bình ổn với mức giá cao. Giao dịch mới ít.

Cập nhật giá gạo mới nhất ngày 19/8: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng - Ảnh 1.

Cập nhật giá gạo mới nhất ngày 19/8: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng

Cập nhật giá gạo mới nhất ngày 19/8: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng - Ảnh 2.

Giá lúa gạo hôm nay, bảng giá lúa gạo các loại

Cập nhật giá gạo mới nhất ngày 19/8: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng - Ảnh 3.

Giá lúa gạo hôm nay, bảng giá lúa gạo các loại

Cập nhật giá gạo mới nhất ngày 19/8: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng - Ảnh 4.

Giá lúa gạo hôm nay, bảng giá lúa gạo các loại

Trên thị trường xuất khẩu gạo, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, chốt phiên giao dịch ngày 18/8, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng thêm 10 USD/tấn với 25% tấm. Theo đó, giá gạo xuất khẩu 25% tấm ở mức 618 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn so với ngày 17/8.

Trong khi đó, giá gạo 5% tấm ổn định ở mức 628 USD/tấn – mức cao nhất thế giới.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023, cả nước gieo trồng được 7,1 triệu ha, năng suất trung bình đạt 6,07 tấn/ha, sản lượng đạt trên 43,1 triệu tấn, tăng 452.000 tấn so với năm 2022. Với sản lượng lúa dự kiến như trên, ngoài đảm bảo an ninh lương thực trong nước, chế biến, làm giống, chăn nuôi, Việt Nam có thể xuất khẩu trên 7,5 triệu tấn gạo trong năm 2023.

Xuất khẩu gạo được cho là sẽ tiếp tục thuận lợi cả về đơn hàng và giá bán trong những tháng cuối năm nay.

Việc Ấn Độ và một số nước như Nga, UAE ban hành các biện pháp hạn chế xuất khẩu gạo làm gia tăng lo ngại nguồn cung toàn cầu, đẩy giá mặt hàng này lên mức cao kỷ lục trong nhiều năm. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường lớn như Philippin, Indonesia, Trung Quốc… vẫn ở mức cao do ngại lo ngại hiện tượng thời tiết cực đoan do El Nino, bão lũ gây ra sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến vụ mùa 2023.

Trong báo cáo tháng 8, USDA đã nâng dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2023 lên mức 7,9 triệu tấn, tăng 400 nghìn tấn so với dự báo trước đó và tăng 846 nghìn tấn so với năm 2022. Đây cũng là mức điều chỉnh lớn nhất trong báo cáo tháng này của USDA, cơ quan này đánh giá gạo Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao hơn sau lệnh cấm xuất khẩu gạo non-basmati của Ấn Độ.

Còn theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ nay đến cuối năm nếu không có diễn biến bất thường của thời tiết thì sản lượng thóc sẽ đảm bảo kế hoạch đáp ứng đầy đủ nhu cầu thóc, gạo trong nước và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Lượng thóc dành cho xuất khẩu khoảng trên 15,1 triệu tấn tương đương trên 7,5 triệu tấn gạo.

Lệnh cấm của Ấn Độ sẽ thúc đẩy châu Phi và châu Á tăng ký hợp đồng gạo trực tiếp với nhà xuất khẩu

Ấn Độ cấm xuất khẩu một số loại gạo gây ra tình trạng thắt chặt nguồn cung và lo ngại về an ninh lương thực trên toàn cầu. Trong bối cảnh đó, các nhà nhập khẩu gạo toàn cầu có khả năng tìm kiếm các thỏa thuận trực tiếp với chính phủ các nước xuất khẩu.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo mới đây của Ấn Độ, làm giảm 20% nguồn cung gạo thế giới. Điều này có thể thúc đẩy các khách hàng ở châu Phi và châu Á ký hợp đồng trực tiếp với nhà xuất khẩu.

Theo giới thương nhân và các nhà phân tích, các khách mua gạo từ châu Phi đến châu Á có thể sẽ tranh giành các lô hàng gạo khi nguồn cung thắt chặt trong những tháng tới sau động thái của Ấn Độ.

Trong khi công bố lệnh cấm xuất khẩu gạo, Ấn Độ đã để ngỏ cánh cửa cho những thỏa thuận như vậy, nói rằng họ sẽ xem xét đáp ứng yêu cầu của các nước cần nguồn cung cấp gạo.

Vào tháng 9 năm ngoái, Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo tấm nhằm hạ nhiệt giá trong nước, nhưng dữ liệu chính thức cho thấy kể từ đó nước này đã phê duyệt bán khoảng 1 triệu tấn gạo tấm cho Indonesia, Mali, Senegal, Gambia, và Ethiopia.


Nguyễn Phương