dd/mm/yyyy

Kỹ thuật vỗ béo bò thịt, tạo “sinh kế” cho nông dân miền núi

Nhờ áp dụng kỹ thuật vỗ béo bò thịt, giúp bò tăng năng suất, sản lượng, chất lượng thịt bò, chuyển dịch chăn nuôi theo hướng hàng hóa.

Mô hình vỗ béo bò thịt đang triển khai hiệu quả tại Lạng Sơn, giúp cho nhiều hộ dân tăng thu nhập, ổn định đời sống. Với điều kiện diện tích đất đồi rừng, nhiều bãi chăn thả và vùng đất trồng cỏ, nguồn thức ăn trong tự nhiên dồi dào nên Lạng Sơn rất thuận lợi cho việc chăn thả và phát triển chăn nuôi gia súc.

Ở những địa phương có diện tích đất đồi rừng và khai thác vùng trồng cỏ rất thuận lợi để triển khai mô hình vỗ béo bò thịt.
Ở những địa phương có diện tích đất đồi rừng và khai thác vùng trồng cỏ rất thuận lợi để triển khai mô hình vỗ béo bò thịt.

Năm 2017, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Lạng Sơn thực hiện mô hình “Vỗ béo

Lựa chọn bò vỗ béo trong mô hình là bò không sử dụng vào mục đích sinh sản, cày kéo và lấy sữa, bò đực nuôi hướng thịt. Lượng thức ăn tinh bình quân 3 kg/con/ngày, thức ăn thô xanh bình quân 25 - 30 kg/con/ngày, nuôi nhốt tại chuồng, cung cấp đầy đủ nước sạch và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và tẩy nội, ngoại ký sinh trùng trước khi nuôi vỗ béo bò thịt.

bò thịt trong nông hộ” thuộc dự án “Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả cao từ các vùng chăn nuôi chính”.

Mục tiêu là xây dựng mô hình vỗ béo bò thịt trong nông hộ với quy mô 205 con, tăng khối lượng cơ thể ≥700 gr/con/ngày. Áp dụng quy trình kỹ thuật vỗ béo bò thịt, chế biến thức ăn nhằm tăng năng suất và chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Để triển khai mô hình vỗ béo bò có hiệu quả, đồng thời tạo sự lan tỏa đối với người chăn nuôi trong vùng, Trung tâm Khuyến nông Lạng Sơn đã chủ động phối hợp với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tiến hành khảo sát, lựa chọn địa điểm và các hộ có đủ điều kiện theo quy định để triển khai. Mô hình được thực hiện từ tháng 6 tới tháng 10.2017 với quy mô 205 con và 70 hộ tham gia tại 3 xã miền núi của huyện Bình Gia (xã Hồng Thái, Tân Văn và Tô Hiệu).

Trước khi vỗ béo bò thịt, 100% các hộ tham gia mô hình đã được tập huấn kỹ thuật về: Công tác giống trong chăn nuôi bò thịt; Sản xuất và chế biến một số loại thức ăn chăn nuôi; Kỹ thuật vỗ béo bò thịt; Chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi; Công tác thú y trong chăn nuôi bò thịt; Quản lý đàn bò và cách tính hiệu quả kinh tế. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 50% vật tư bao gồm thức ăn hỗn hợp và thuốc điều trị nội, ngoại ký sinh trùng, 50% vật tư còn lại, con giống, thức ăn thô xanh và công chăm sóc do các hộ tham gia mô hình.

Trong quá trình thực hiện mô hình vỗ béo bò thịt, cán bộ kỹ thuật thường xuyên kết hợp cùng khuyến nông viên, nhóm trưởng theo dõi đo khối lượng tăng trọng hàng tháng cũng như kiểm tra giám sát, đôn đốc, hướng dẫn các hộ dân chăm sóc, phòng trừ bệnh kịp thời và vệ sinh chuồng trại, máng ăn, nước uống cho đàn bò.

Sau 3 tháng vỗ béo, đàn bò ở các hộ gia đình đều sinh trưởng, phát triển tốt, không có dịch bệnh, trọng lượng bò tăng bình quân 725 gr/con/ngày, lợi nhuận đạt trung bình 3.778.000 đồng/con.

Mô hình vỗ béo bò thịt được các hộ tham gia và chính quyền địa phương đồng tình ủng hộ; giúp các hộ chăn nuôi nắm vững được kỹ thuật chăn nuôi bò thịt để tiếp tục duy trì, mở rộng quy mô của gia đình, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, ổn định đời sống.

Bình Nguyên