dd/mm/yyyy

Cô gái Thái chọn thỏ, bỏ heo để chăn nuôi xóa nghèo

Chọn thỏ, bỏ heo, gái Thái xóa nghèo, làm giàu chính đáng là cách người dân địa phương nói về chị Tòng Thị Thơm ở bản Lả Lốm, xã Chiềng La, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

Chị Thơm đang nuôi đàn thỏ hơn 800 con, giống thỏ Newzealand. Chị cho biết, gia đình chuẩn bị xuất bán 200 thỏ thịt thương phẩm béo, khỏe, được bao tiêu đầu ra, dự kiến lãi hơn 30 triệu trong lứa đầu tiên.

Cũng đành chọn thỏ, bỏ heo...

Lợn, heo hơi xuống giá thê thảm, kéo dài khiến biết bao hộ chăn nuôi lợn bỏ chuồng, phá sản. Trong đó, gia đình chị Thơm cũng không phải là ngoại lệ. Sớm nhận biết được tình hình xấu của chăn nuôi lợn, chị Tòng Thị Thơm bàn bạc với chồng bán toàn bộ đàn lợn hơi đang có để đầu tư vào giống vật nuôi mới-đó là con thỏ Newzealand.

Bước đầu chọn thỏ, bỏ heo, gia đình chị Tòng Thị Thơm tạm yên tâm mới mô hình chăn nuôi mới.
Bước đầu chọn thỏ, bỏ heo, gia đình chị Tòng Thị Thơm tạm yên tâm mới mô hình chăn nuôi mới.

Chị Tòng Thị Thơm kể, tình cờ có thằng em cậu vừa tốt nghiệp đại học, có được thông tin có doanh nghiệp ở Yên Bái hứa sẽ cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật, chia sẻ phương pháp, kinh nghiệm chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm cho những ai có nhu cầu làm giàu chính đáng từ nuôi thỏ Newzealand.

Chị Tòng Thị Thơm phấn khởi
Chị Tòng Thị Thơm phấn khởi "khoe" những con thỏ trắng như bông sắp được xuất bán.

Nghe là vậy, nhưng vợ chồng chị Tòng Thị Thơm vẫn phải tìm hiểu thông tin qua nhiều nguồn và rồi quyết định đầu tư chuồng trại để nuôi thỏ Newzealand. Với số vốn tích cóp được từ nuôi lợn, Chị Thơm quyết định nhập giống, nuôi thử 100 con thỏ nái cùng vài con thỏ đực. Sau vài tháng làm bạn cùng thỏ, thành quả đã đến với gia đình chị khi lần lượt đàn thỏ nái đều đẻ.

Thỏ Newzealand mắn đẻ

Vừa cho đàn thỏ ăn chị Thơm vừa cho hay: “Thỏ là loài động vật rất mắn đẻ. Một năm đẻ 8 lứa, trung bình 1 con thỏ nái đẻ từ 7 – 8 con, có những con to đẻ được 10 con. Cứ 45 ngày thỏ lại đẻ một lần. Thỏ động dục lúc 4 – 5 tháng tuổi, phối giống lần đầu từ 5 – 6 tháng tuổi. Đối với những thỏ nái đẻ 10 con/lứa phải tách thỏ con ra cho các nái khác nuôi cùng nhằm đảm bảo thỏ được bú đầy đủ sữa từ thỏ mẹ”.

Toàn bộ khu trại nuôi thỏ của gia đình chị Tòng Thị Thơm.
Toàn bộ khu trại nuôi thỏ của gia đình chị Tòng Thị Thơm.
Những con thỏ Newzealand tại trại thỏ của vợ chồng chị Tòng Thị Thơm rất dễ thương và sạch sẽ. 

Theo anh Tòng Văn Doa (chồng chị Thơm), chỉ nên cho thỏ cái vào chuồng thỏ đực để giao phối (nếu làm ngược lại thì thỏ đực sẽ không chịu phối hoặc phối nhưng kết quả rất thấp). "Vì chuồng thỏ đực là địa bàn đã quá quen thuộc, quen hơi với nó nên khi thả con cái vào thì nó không rụt rè "xấu hổ" mà phối luôn...", anh Doa dí dỏm nói.

Một bầy thỏ sắp trưởng thành đang nằm ngủ ngon lành trong chuồng.
Một bầy thỏ sắp trưởng thành đang nằm ngủ ngon lành trong chuồng.

“Thời kỳ phối giống cho thỏ cũng khá vất vả. Tay phải nhấc từng con một lên và cầm da gáy để kiểm tra, con nào có cơ quan sinh dục đỏ hồng, sưng tấy là bắt đầu phối được. Sau khi phối được 15 ngày phải khám thai cho thỏ. Đối với những người mới bắt đầu nuôi, chưa có kinh nghiệm thật sự rất khó có thể nhận biết được thỏ nào đã mang thai. Lại phải nhấc từng con lên xoa vào bụng và cảm nhận con nào có những hạt nổi lên to hơn đầu ngón tay thì mang thai thành công. Con nào không có phải phối lại. Sau 30 ngày sau khi phối thỏ bắt đầu đẻ” – chị Thảo cho biết.

Chị Tòng Thị Tươi cho hay, trong nuôi thỏ Newzealand cần đặc biệt chú ý đến nhiệt độ môi trường xung quanh không được nóng quá 35oC và lạnh dưới 10oC. Nếu nóng quá phải phun nước lên trần nhà, tắm, lắp quạt để làm mát cho thỏ; lạnh quá phải quây bạt, sởi ấm, úm thỏ con mới đẻ.
Chị Tòng Thị Tươi cho hay, trong nuôi thỏ Newzealand cần đặc biệt chú ý đến nhiệt độ môi trường xung quanh không được nóng quá 35oC và lạnh dưới 10oC. Nếu nóng quá phải phun nước lên trần nhà, tắm, lắp quạt để làm mát cho thỏ; lạnh quá phải quây bạt, sởi ấm, úm thỏ con mới đẻ.

Đầu ra được bao tiêu

Chị Tòng Thị Thơm chia sẻ: Thức ăn chăn nuôi thỏ chủ yếu là thức ăn xanh. Mỗi ngày cho thỏ ăn 3 bữa. Bữa sáng, cho thỏ ăn cám nhập từ doanh nghiệp; bữa trưa cho ăn cây cỏ, lá chuối, lá mít, cỏ voi…; bữa tối, cho thỏ ăn cám ngô, sắn…Ngoài ra, thỏ cũng phải được tiêm phòng đầy đủ. Cứ 3 tháng người nuôi phải tiêm 1 lần thuốc chống ghẻ và nấm; 6 tháng 1 lần tiêm vắc xin phòng bạch huyết. Nếu thỏ bị tiêu chảy thì lấy thuốc dùng cho người uống cho thỏ uống là khỏi.

Tại trại thỏ của vợ chồng chị Tòng Thị Thơm, hàng ngày, có sổ ghi chép, theo dõi ngày đẻ, tỷ lệ sống sót.
Tại trại thỏ của vợ chồng chị Tòng Thị Thơm, hàng ngày, có sổ ghi chép, theo dõi ngày đẻ, tỷ lệ sống sót.

Anh Tòng Văn Doa, chồng chị Thơm chia sẻ: Thịt thỏ Newzealand có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với thịt lợn, gà, bò, dê. Thịt thỏ mềm, trắng hồng, có vị ngọt và dễ chế biến thành nhiều món ăn. Để thỏ cho chất lượng thịt ngon chỉ cần đa dạng lượng thức ăn cho thỏ là được.

Tại trại thỏ của vợ chồng chị Tòng Thị Thơm, ống nước sạch được bố trí khá công phu trong chuồng trại, thỏ chỉ cần lè lưỡi là có nước để uống.
Tại trại thỏ của vợ chồng chị Tòng Thị Thơm, ống nước sạch được bố trí khá công phu trong chuồng trại, thỏ chỉ cần lè lưỡi là có nước để uống.

“Hiện tại, với diện tích 350m2, gia đình mình đang nuôi 325 con thỏ cái sinh sản; 75 con thỏ đực phối giống; 200 con thỏ thương phẩm đang chuẩn bị xuất bán. Với giá bán thỏ giống to (thỏ hậu bị) 120.000 nghìn đồng/kg; thỏ giống mới tách (4– 6 lạng) 1 đôi là 200.000 đồng; thỏ thịt thương phẩm (2,3kg trở lên) xuất cho công ty là 160.000 nghìn đồng/con. Dự kiến trong lứa đầu tiên xuất bán, sau khi trừ chi phí 2 vợ chồng tôi sẽ lãi hơn 30 triệu đồng” – chị Thảo tự tin cho hay.

Được biết, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho gia đình chị Thơm đã ký hợp đồng với Tập đoàn Nippon Zoki (Nhật Bản) sử dụng thỏ làm nguyên liệu sản xuất vắc xin, nên chị Thơm rất yên tâm về đầu ra của thỏ nuôi...

Tuệ Linh