dd/mm/yyyy

Loại gia vị sẵn có trong bếp là “thần dược” hạ đường huyết, dưỡng gan và xương

Một nghiên cứu thực hiện bởi giáo sư dinh dưỡng Carol Johnston tại Đại học bang Arizona, uống 2 thìa gia vị này trước bữa ăn có thể làm giảm đáng kể sự gia tăng hàm độ insulin và glucose trong máu sau bữa ăn.

Giấm là gia vị thông dụng trong căn bếp mỗi gia đình Việt. Không những thế, theo Đông y, giấm còn là vị thuốc có vị chua, đắng, tính ấm; có tác dụng tiêu thực, tán ứ, giải độc, sát trùng, cầm máu.

Giấm có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các thực phẩm thông dụng trong phòng chữa bệnh. Một trong những công dụng nổi bật của loại gia vị này là kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Loại gia vị sẵn có trong bếp là “thần dược” hạ đường huyết, dưỡng gan và xương- Ảnh 1.

Giấm gạo

Theo đó, một nghiên cứu thực hiện bởi giáo sư dinh dưỡng Carol Johnston tại Đại học bang Arizona, ăn 2 thìa giấm trước bữa ăn có thể làm giảm đáng kể sự gia tăng hàm độ insulin và glucose trong máu sau bữa ăn.

Trong số 29 tình nguyện viên tham gia nghiên cứu: 1/3 đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường týp 2, 1/3 có nguy cơ cao mắc tiểu đường và còn lại đều khỏe mạnh.

Mỗi người tham gia đều được ăn giấm hoặc giả dược ngay trước khi họ ăn bữa sáng giàu carbohydrate gồm nước cam, bánh mì và bơ. Một tuần sau, họ trở lại và được điều trị “ngược” với tuần trước với cùng một bữa sáng.

Sau mỗi bữa ăn các tình nguyện viên sẽ được lấy mẫu máu. Cả ba nhóm đều có kết quả xét nghiệm máu tốt hơn sau khi ăn các bữa ăn bắt đầu với giấm.

Loại gia vị sẵn có trong bếp là “thần dược” hạ đường huyết, dưỡng gan và xương- Ảnh 2.

Giấm táo.

Nếu bạn không quen uống giấm, tốt nhất nên ăn salad với giấm trước bữa ăn. Tuy nhiên, giấm là thực phẩm có tính axit, sẽ làm mất tác dụng của một số loại thuốc, nên tránh dùng chung với canxi bicacbonat, canxi cacbonat, erythromycin và các thuốc sulfa.

Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường cần chú ý chăm sóc sức khỏe. Một số thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống sẽ rất có ích như ăn 2 thìa giấm trước bữa ăn.

Ngoài tác dụng kiểm soát đường huyết, việc sử dụng giấm theo lượng vừa phải trong bữa ăn hàng ngày cũng giúp mang về những lợi ích sau cho sức khỏe:

Chống lại bệnh ung thư

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng các hoạt chất trong giấm có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa ung thư và các khối u, loại bỏ độc tố, ngăn chặn sự hình thành của chất nitrosamine, thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch.

Giúp hấp thụ canxi

Giấm chứa nhiều canxi. Bên cạnh đó, nó còn giúp cơ thể hấp thụ canxi từ những thực phẩm khác.

Loại gia vị sẵn có trong bếp là “thần dược” hạ đường huyết, dưỡng gan và xương- Ảnh 3.

Do đó, việc thêm giấm vào các món ăn có thể giúp cơ thể tăng cường hấp thu canxi từ thực phẩm, giúp duy trì xương chắc khỏe mà còn ngăn ngừa việc thiếu máu . Giấm nên được nấu cùng với xương, thịt, hải sản sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.

Hỗ trợ hạ huyết áp

Giấm được xem là một loại thực phẩm tốt để làm giảm huyết áp nhờ chứa canxi và hàm lượng kali, từ đó giúp điều hòa mức huyết áp.

Cả cao huyết áp và cholesterol đều có thể được kéo giảm một cách hiệu quả nhờ sự hiện diện của chất pectin có trong giấm. Do vậy, ta có thể cho đường tinh thể vào một thìa giấm để uống sau bữa ăn tối mỗi ngày.

Tăng cường chức năng gan, thận

Giấm có thể tăng cường chức năng của gan và thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể. Giấm còn có thể làm giảm gánh nặng cho thận. Các nghiên cứu y học đã phát hiện rằng giấm rất tốt cho đường tiết niệu và có tác dụng lợi tiểu.

Loại gia vị sẵn có trong bếp là “thần dược” hạ đường huyết, dưỡng gan và xương- Ảnh 4.

Salad trộn dầu giấm là món ngon chống ngấy lại giúp giảm cân.

Duy trì cân nặng

Axit cấp trong giấm có thể giúp kiểm soát cảm giác đói bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa và tạo cảm giác no lâu hơn sau bữa ăn. Do đó giúp giảm nguy cơ thừa cân béo phì một cách hiệu quả.

Châu Anh (Theo GT)