dd/mm/yyyy

Giá lúa gạo hôm nay 24/1: Thị trường giao dịch chậm, sức mua yếu

Mặc dù nhu cầu mới tuy có nhưng thị trường hiện chưa ghi nhận nhiều giao dịch mới do người mua vẫn chần chừ trước tình hình giá gạo tăng cao trong khi cước tàu đang biến động mạnh, đặc biệt là khu vực châu Phi.

Giá lúa gạo ngàu 24/1 tại thị trường trong nước có dấu hiệu chững lại và đi ngang. Thị trường lúa gạo nhìn chung giao dịch chậm, nhiều kho ngưng mua chờ giá tốt hơn.

Ghi nhận tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay thị trường lúa trầm lắng, giao dịch lúa mới chậm. Sức mua yếu.

Trên thị trường gạo, hôm nay lượng gạo về lai rai, giao dịch mới chậm. Các kho hỏi mua chậm, trả giá thấp. Nhiều kho ngưng mua chờ giảm thêm.

Tại các kho gạo lớn ở Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp lượng gạo về ít. Giao dịch mua bán cầm chừng.

Theo đó, tại các kho gạo chợ tại An Cư, Cái Bè (Tiền Giang), giá gạo nguyên liệu OM 18, Đài thơm 8 ở mức 14.100 – 14.200 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 5451 dao động quanh mức 13.700 – 13.800 đồng/kg; ST 24 ở mức 18.500 – 18.700 đồng/kg.

Riêng tại Sa Đéc (Đồng Tháp), giá một số loại gạo giảm nhẹ 100 đồng/kg. Theo đó, gạo thơm ở mức 13.600 – 13.800 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; thơm đẹp 13.900 – 14.000 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; gạo OM 5451 13.500 – 13.700 đồng/kg; IR 504 ở mức 12.700 – 12.900 đồng/kg; gạo ST 24 dao động quanh mốc 18.000 – 18.300 đồng/kg; ST 21 ở mức 17.300 - 17.500 đồng/kg.

Tại các kho xuất khẩu, giá gạo không có biến động. Theo đó, giá gạo nguyên liệu IR 504 Việt duy trì ở mức 13.050 - 13.150 đồng/kg; gạo nguyên liệu dao động ở mức 12.900 - 13.000 đồng/kg; gạo nguyên liệu Sóc Trăng ở mức 12.250 - 12.350 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 5451 ở mức 13.700 - 13.800 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 18, Đài thơm 8 ở mức 14.050 - 14.150 đồng/kg.

Giá lúa gạo hôm nay 24/1: Thị trường giao dịch chậm, sức mua yếu- Ảnh 1.

Giá lúa gạo ngàu 24/1 tại thị trường trong nước có dấu hiệu chững lại và đi ngang. Thị trường lúa gạo nhìn chung giao dịch chậm, nhiều kho ngưng mua chờ giá tốt hơn.

Với giá lúa, theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, giá lúa IR 504 ở mức 9.000 – 9.200 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 duy trì quanh mốc 9.600 – 9.800 đồng/kg; OM 18 ở mức 9.600 – 9.800 đồng/kg; OM 5451 ở mức 9.200 - 9.500 đồng/kg; Nàng Hoa 9 duy trì ổn định ở mức 9.400 – 9.600 đồng/kg; lúa OM 380 dao động quanh mốc 8.600 - 8.800 đồng/kg.

Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục duy trì ổn định với giá gạo 25% tấm ở mức 617 USD/tấn và gạo 5% tấm ở mức 652 USD/tấn.

Theo VFA, Pakistan đã có khởi đầu năm 2024 đầy sôi động với giá chào gạo trắng 5% tấm vượt ngưỡng 600 USD/tấn. Sở dĩ giá gạo nước này tăng do sự quan tâm từ các nhà nhập khẩu và nhu cầu thu mua nguyên liệu để giao các đơn hàng đi Indonesia, Haiti và Đông Phi trong tháng 1-2/2024 cao, từ đó đã góp phần đẩy giá gạo nội địa đi lên. 

Tuy nhiên, theo nhận định của phần lớn các thương nhân thì giá gạo Pakistan tăng do tin tức từ Indonesia cho thấy sản lượng lúa gạo nước này trong tháng 1-2/2024 giảm mạnh bởi thời tiết khô hạn El Nino và thị trường kỳ vọng Bulog sẽ tiếp tục nhập khẩu trong thời gian ngắn tới.

Mặc dù nhu cầu mới tuy có nhưng thị trường hiện chưa ghi nhận nhiều giao dịch mới do người mua vẫn chần chừ trước tình hình giá gạo tăng cao trong khi cước tàu đang biến động mạnh, đặc biệt là khu vực châu Phi.

Với Thái Lan, các thương nhân nước này hiện tập trung giao hàng cho Bulog, Indonesia. Giá gạo Thái cao một phần được lý giải bởi cước container đi các khu vực châu Mỹ, châu Âu và Tây Phi biến động mạnh (hiện đã tăng khoảng 270%) do căng thẳng trên Biển Đỏ làm người mua càng trở nên thận trọng hơn.

Trong khi đó với Việt Nam, sản lượng vụ Đông Xuân 2023/2024 của Việt Nam chưa rõ ràng, giá chào gạo lại ở mức cao nên nhiều ý kiến cho rằng, thời điểm này Pakistan vẫn là nguồn cung ưu thế trên thị trường thương mại gạo thế giới hiện nay.

Giá lúa gạo hôm nay 24/1: Thị trường giao dịch chậm, sức mua yếu- Ảnh 2.

Theo Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 1/2024, cả nước xuất khẩu 194.074 tấn gạo, trị giá 134,57 triệu USD.

Theo Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 1/2024, cả nước xuất khẩu 194.074 tấn gạo, trị giá 134,57 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2023, lượng gạo xuất khẩu giảm gần 32.000 tấn, tuy nhiên, trị giá lại tăng gần 20 triệu USD.

Nguyên nhân lượng xuất khẩu giảm nhưng trị giá tăng mạnh là vì giá gạo xuất khẩu tăng 36,68% so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể, trong nửa đầu tháng 1/2024, bình quân mỗi tấn gạo xuất khẩu thu về khoảng 693 USD, trong khi cùng kỳ năm 2023 chỉ ở mức 507 USD/tấn.

Giá gạo được dự báo sẽ còn tăng trong năm 2024 do nguồn cung trên thị trường thế giới bị thắt chặt.

Trong khi đó, thị trường xuất khẩu gạo của nước ta trong năm 2024 sẽ tiếp tục có nhiều triển vọng khi nhiều quốc gia dự kiến tăng cường nhập khẩu gạo trong năm nay. Đặc biệt, Philippines dự kiến nhập khẩu lượng gạo cao kỷ lục là 3,8 triệu tấn vào năm 2024, đưa nước này trở thành quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. 

Xếp sau Philippines về số lượng gạo nhập khẩu sẽ là Trung Quốc, Indonesia, Liên minh châu Âu (EU), Nigeria và Iraq. Ngoài ra, các nước khác cũng sẽ tăng cường nhập khẩu gạo trong năm 2024, chẳng hạn như Afganistan, Cuba, Iran, Nepal, Saudi Arabia, Vương quốc Anh, Mỹ và Yemen...

Cũng theo báo cáo, mặc dù nhiều nước sẽ tăng cường nhập khẩu gạo, lượng gạo được giao dịch trên toàn cầu trong năm 2024 sẽ giảm từ mức 52,4 triệu tấn vào năm 2023 xuống còn 52,2 triệu tấn. Nguyên nhân là do Chính phủ Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng vào năm 2022 và 2023.

P.V