dd/mm/yyyy

Đây là loại quả có giá trị rất cao trong y học và ẩm thực nhưng nhiều người chưa biết tới

Loại quả được ví như “thần dược quét phổi”, trong Đông y quý như vàng

La hán là một loại quả độc đáo và quý giá. Trong Đông y, nó được xem là một vị thuốc quý, thậm chí được mệnh danh là “thần dược quét phổi”.

Quả la hán có vị ngọt dễ chịu, vừa làm thuốc vừa làm thực phẩm, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Đây là loại quả có giá trị rất cao trong y học và ẩm thực nhưng nhiều người chưa biết tới - Ảnh 1.

Tác dụng của quả la hán

La hán là loại quả thường được cho vào các loại trà thảo dược mà người Trung Quốc uống hằng ngày.

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, quả la hán có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phổi, tiêu đờm, giảm ho, làm dịu cổ họng, nhuận tràng.

Nghiên cứu hiện đại cho thấy quả la hán rất giàu dưỡng chất, có tác dụng bảo vệ gan, hạ đường thuyết, hạ lipid máu, có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm và chống ung thư.

Nếu ăn quả la hán thường xuyên, bạn có thể nhận được 3 lợi ích chính sau:

- Làm dịu cơn khát, tăng sản xuất dịch

Quả có tính mát, giúp giải khát hiệu quả, có tác dụng sinh dịch, người ta thường dùng ngâm nước để thông họng, kích thích tiết nước bọt, giảm các triệu chứng khó chịu như khô miệng và đau họng.

- Thanh nhiệt, dưỡng ẩm phổi

Uống quả la hán ngâm trong nước có thể làm giảm nhiệt ở phổi, khô phổi, đồng thời có thể làm giảm triệu chứng nóng bức mùa hè. Nó cũng có tác dụng phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng như ho, hen suyễn, ho có nhiều đờm và ho khan.

Loại quả này được khuyến khích cho những người thường xuyên hút thuốc và uống rượu.

- Thông ruột, giảm táo bón

Quả la hán có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, uống nước ngâm có thể dưỡng đường ruột, giảm táo bón.

Vì quả la hán có tính mát nên nếu uống quá nhiều trong thời gian dài có thể gây ra các tình trạng như đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác. Đặc biệt, người có tỳ vị yếu, người không khỏe mạnh nên hạn chế uống.

Đây là loại quả có giá trị rất cao trong y học và ẩm thực nhưng nhiều người chưa biết tới - Ảnh 7.

Cách sử dụng quả la hán

Quả la hán thường được pha và uống dưới dạng trà thảo dược nhưng nó cũng có thể mang đi hầm với thịt hoặc nấu canh. Dưới đây là một số gợi ý:

- Trà la hán

Nguyên liệu: 20g quả la hán khô.

Cách làm: Ngâm quả la hán trong nước sôi 15 phút rồi uống như trà.

Công dụng: Trà này có tác dụng thông phổi, giảm ho, nhuận tràng, thích hợp cho người khàn giọng, khô họng, khát nước.

Đây là loại quả có giá trị rất cao trong y học và ẩm thực nhưng nhiều người chưa biết tới - Ảnh 8.

- Nước hầm quả ô liu, la hán

Nguyên liệu: 30g ô liu, 1 quả la hán

Cách làm: Đun sôi quả ô liu và quả la hán với nước trong 10 - 20 phút, sau đó chắt lấy nước uống.

Công dụng: Loại nước này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cổ họng, tiêu đờm, thích hợp cho người bệnh viêm họng mãn tính, khó chịu ở họng, ho khan.

- Nước quả hồng, la hán

Nguyên liệu: Nửa quả la hán, 3 quả hồng khô, 30g đường phèn

Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu vào một cái nồi, thêm 2 bát rưỡi nước vào nấu tới khi cạn còn một bát rưỡi thì cho đường phèn vào, đun tới khi tan hết, loại bỏ bã rồi uống cách 3 ngày 1 lần.

Công dụng: Quả hồng có tác dụng nhuận phổi, thông ruột, cầm máu, kết hợp với quả la hán có tác dụng thanh nhiệt phổi, tiêu đàm, giảm ho, có thể dùng cho người ho có đờm.

Đây là loại quả có giá trị rất cao trong y học và ẩm thực nhưng nhiều người chưa biết tới - Ảnh 9.

- Nước lê, la hán

Nguyên liệu: 1 quả la hán, 1 quả lê.

Cách làm: Lê rửa sạch, cắt thành từng miếng, cho vào nồi cùng với quả la hán đã rửa sạch, thêm nước sạch, đun trên lửa lớn trước, đợi sôi thì giảm bớt lửa, nấu trong 20 - 30 phút.

Công dụng: Quả la hán dưỡng phổi, lê thanh nhiệt dưỡng dạ dày, dưỡng âm dưỡng phổi, giảm ho, thích hợp cho người bệnh viêm họng cấp tính và mãn tính, ho lâu ngày không khỏi.

- Quả la hán om

Nguyên liệu: 1 quả la hán, 1 miếng phổi lợn, 120g lá cải thảo, hành tây, gừng, vỏ quýt, rượu nấu ăn và muối.

Cách làm: Lá cải thảo rửa sạch, thái nhỏ. Phổi cắt miếng nhỏ, chần qua nước nóng. Cho tất cả vào nồi (trừ cải thảo), nấu trong 1 giờ ở lửa vừa, sau đó cho lá cải thảo vào, nêm nếm muối cho vừa miệng.

Công dụng: Phổi lợn có tác dụng bổ phổi, giảm ho, tăng cường lá lách và dạ dày. Cải thảo giúp nuôi dưỡng dạ dày, lợi tiểu, thanh nhiệt. Vỏ quýt giúp tiêu ẩm, tiêu đờm, kết hợp với quả la hán có tác dụng bổ phế, giảm ho. Đây là món ăn kiêng dành cho người bị viêm phê quản, bệnh lao.

Đây là loại quả có giá trị rất cao trong y học và ẩm thực nhưng nhiều người chưa biết tới - Ảnh 10.

- Canh thịt lợn, quả la hán

Nguyên liệu: Nửa quả la hán, 6g vỏ quýt, 100g thịt nạc.

Cách làm: Ngâm vỏ quýt trước, sau đó cho vào nồi với quả la hán và thịt nạc. Sau khi nấu chín, nêm nếm gia vị rồi uống nước canh và ăn thịt.

Công dụng: Vỏ quýt có tác dụng tiêu ẩm, tiêu đờm, thịt nạc dưỡng âm, bổ sung vitamin, protein, kết hợp với quả la hán có tác dụng dưỡng âm, giảm ho, tiêu đờm, dùng cho người khô phổi, ho nhiều đờm, khô cổ họng.

Lưu ý: Chất Glycoside có vị ngọt trong quả la hán là chất làm ngọt tự nhiên, thậm chí còn ngọt hơn sucrose. Tuy nhiên, tiêu thụ hợp lý sẽ không gây biến động lượng đường trong máu nên bệnh nhân cao huyết áp có thể ăn.

Theo PHƯƠNG HẠNH (Theo Aboluowang) (Arttimes)