dd/mm/yyyy

Ấn Độ kéo dài thời hạn áp thuế xuất khẩu gạo đồ, giá lúa gạo sẽ sớm tăng trở lại?

Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đã gia hạn thuế xuất khẩu 20% đối với gạo đồ, có hiệu lực trong thời gian không xác định (dự kiến tới 31/3/2024) để ngăn chặn bất cứ khả năng tăng giá nào trên thị trường trong nước trước cuộc tổng tuyển cử.
Ấn Độ kéo dài thời hạn áp thuế xuất khẩu gạo đồ, giá lúa gạo sẽ sớm tăng trở lại?- Ảnh 1.

Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đã gia hạn thuế xuất khẩu 20% đối với gạo đồ, có hiệu lực trong thời gian không xác định (dự kiến tới 31/3/2024) để ngăn chặn bất cứ khả năng tăng giá nào trên thị trường trong nước trước cuộc tổng tuyển cử.

Chỉ còn vài tháng nữa là đến ngày bầu cử. Do đó, Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi lo lắng về giá thực phẩm tăng cao, vốn chiếm khoảng một nửa trong số tổng các thành phần tính chỉ số giá tiêu dùng của nước này. Lạm phát giá thực phẩm của Ấn Độ tháng 1/2024 là 8,3%.

Động thái của nước trồng lúa lớn thứ hai thế giới sẽ tiếp tục gây sức ép lên nguồn cung gạo toàn cầu và đẩy giá quốc tế tăng cao. Điều đó sẽ tác động lớn đến một số quốc gia ở Tây Phi và Trung Đông vốn phụ thuộc vào Ấn Độ để đáp ứng phần lớn nhu cầu lương thực thiết yếu.

Quốc gia Nam Á này chiếm khoảng 40% thương mại gạo toàn cầu trong năm 2022-23. Gạo đồ chiếm khoảng 30% tổng lượng xuất khẩu của Ấn Độ trước khi có lệnh hạn chế.

Trong nước, giá lúa gạo hôm nay ngày 23/2 tại Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm mạnh với lúa. Thị trường giao dịch chậm.

Tại An Giang, cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang, bình quân giá lúa tươi được các thương lái mua tại ruộng dao động quanh mốc 7.100 - 8.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá lúa IR 504 ở mức 7.100 - 7.300 đồng/kg, giảm 1.100 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 ở mức 7.400 - 7.600 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 7.400 - 7.600 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 7.200 - 7.300 đồng/kg, giảm 1.200 đồng/kg; Lúa Nhật 7.800 - 8.000 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, hôm nay giá gạo không có biến động. Cụ thể, tại các kho gạo chợ tại An Cư, Cái Bè (Tiền Giang), giá gạo nguyên liệu OM 18, ở mức 12.300 – 12.400 đồng/kg; gạo Đài thơm 8 ở mức 12.600 – 12.700 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 5451 dao động quanh mức 11.800 – 11.900 đồng/kg; OM 380 11.450 – 11.550 đồng/kg; gạo nguyên liệu Nhật ở mức 12.600 – 12.700 đồng/kg; gạo nguyên liệu ST 21 ở mức 13.900 – 14.000 đồng/kg; gạo nguyên liệu ST 24 ở mức 14.400 – 14.600 đồng/kg.

Trên thị trường gạo, hôm nay gạo về ít, thương lái ngưng xay lúa mới. Một số kho cần hàng tăng giá mua, nhiều kho khác ngưng mua, quan sát thị trường. Tại An Giang, các nhà máy ngưng chào bán nhiều, chủ yếu đóng giao hàng ký trước, giao dịch mới có rất ít. Tại các kho gạo chợ, giao dịch lai rai, gạo chợ hỏi mua nhiều gạo thơm hơn các loại khác.

Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì ổn định. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện giá gạo 25% tấm ở mức 608 USD/tấn; gạo 5% tấm ở mức 628 USD/tấn; gạo 100% tấm ở mức 508 USD/tấn.



P.V