dd/mm/yyyy

Điện Biên: Xuất khẩu lao động, cơ hội đổi đời cho nông dân nghèo

Hiện nay nhu cầu lao động tại các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan được xem là cơ hội rất tốt để nhiều lao động nông thôn ở Điện Biên, làm việc nâng cao thu nhập. Làm việc tại các thị trường này người lao động được trả lương cao. Đây là cơ hội thóa nghèo cho lao động nông thôn.

Để người lao động có thông tin đầy đủ về các thị trường xuất khẩu lao động, những năm qua Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Điện Biên đã phối hợp với các huyện, thị tổ chức ngày hội việc làm. Thông qua ngày hội việc làm, các doanh nghiệp chuyên tổ chức cho lao động đi làm việc tại nước ngoài, có cơ hội tuyển dụng lao động. Người lao động cũng có thêm thông tin tại các thị trường mà phù hợp với tay nghề mình đã được đào tạo.

Điện Biên: Xuất khẩu lao động, cơ hội đổi đời cho nông dân nghèo  - Ảnh 1.

Giới thiệu, tư vấn cho lao động nông thôn tìm hiểu việc làm tại các thị trường ngoài nước. Ảnh Vinh Duy.

Để người dân kịp thời nắm thông tin về cơ hội việc làm, các doanh nghiệp tuyển dụng, phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin về năng lực hoạt động của các đơn vị tuyển dụng lao động đi làm việc ở trong và ngoài nước. Các huyện, thị tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến trực tiếp đến cán bộ phường, xã, trưởng phố, bản, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, công an viên và người lao động các phường, xã trên địa bàn về các văn bản pháp luật của Nhà nước về xuất khẩu lao động. Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài và chính sách tuyển chọn lao động ở địa phương. Tư vấn các điều kiện, tiêu chuẩn, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. Những điều kiện cần thiết khác khi người lao động tham gia xuất khẩu lao động và đi làm việc tại các khu công nghiệp ngoài tỉnh.

Các doanh nghiệp khi tham gia tuyển dụng lao động xuất khẩu lao động tại thị trường ngoài nước đều niêm yết công khai chi phí xuất khẩu lao động. Ngoài đối tượng hộ nghèo, bộ đội xuất ngũ được vay vốn ưu đãi theo chính sách chung của Nhà nước, một số doanh nghiệp, đơn vị tổ chức xuất khẩu lao động cũng đang triển khai hỗ trợ người lao động một số chi phí. Các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này phải được cấp phép đầy đủ. Người lao động có nhu cầu nên liên hệ trực tiếp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, các doanh nghiệp có uy tín để được hướng dẫn, tránh tình trạng bị lừa.

Điện Biên: Xuất khẩu lao động, cơ hội đổi đời cho nông dân nghèo  - Ảnh 2.

Lao động nông thôn tại huyện Điện Biên tìm kiếm cơ hội việc làm tại ngày hội việc làm. Ảnh Vinh Duy.

Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Điện Biên đã ký kết hợp đồng cung ứng lao động với các công ty như: Công ty Cổ phần Liên minh Tiến bộ Quốc tế EK; Công ty Cổ phần Thương Mại Tam Quy; Công ty TNHH Một thành viên Đào tạo và Cung ứng nhân lực – HaUI. Với các ngành như: cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin dịch vụ, xây dựng, chế biến thực phẩm... để mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho người dân.

Thông qua công tác tuyên tuyền, vận động, kết hợp với các chính sách ưu đãi của nhà nước, từ đầu năm đến nay Trung tâm dịch vụ việc làm đã tổ chức cho trên 170 lao động đi xuất khẩu lao động tại các thị trường ngoài nước. Chia sẻ với phóng viên, ông Vàng Páo Ly ở bản Nậm Chin cho biết: Năm 2021, con gái ông là chị Vàng Thị Hiền đã đi lao động xuất khẩu tại thị trường Nhật Bản. Với mức thu nhập 30 triệu đồng/tháng. Ngoài chi phí sinh hoạt, hàng tháng chị Hiền gửi về gia đình 20 triệu đồng. Đến nay ông đã trả được những chi phí cho con gái đi xuất khẩu lao động, làm được ngôi nhà mới.

Tại xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ, gần 2 năm nay gia đình chị Mùa Thị Lìa đã có của ăn, của để, nuôi dạy con cái. Chị Lìa chia sẻ: "Năm 2021, huyện có chương trình xuất khẩu lao động, chồng tôi đã đăng ký và may mắn được trúng tuyển đi lao động tại Nhật Bản. Chồng tôi gọi điện về chia sẻ công việc chủ yếu là lắp ráp năng lượng mặt trời. Công việc tuy vất vả, nhưng lương cao, hàng thàng chồng tôi gửi về gần 20 triệu. Đây là số tiền quá lớn đối với gia đình tôi.

Điện Biên: Xuất khẩu lao động, cơ hội đổi đời cho nông dân nghèo  - Ảnh 3.

Xuát khẩu lao động là cơ hội đổi đời cho lao động nông thôn của Điện Biên. Ảnh Vinh Duy.

Không chỉ đi lao động xuất khẩu ở nước ngoài. Việc lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp cũng đem lại nguồn thu nhập lớn cho các gia đình. Như Công ty TNHH May GM (trụ sở tại TP. Hải Phòng), chuyên sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc; Công ty TNHH HA HAE Việt Nam (trụ sở tại TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương) hoạt động trong lĩnh vực may trang phục… các doanh nghiệp đã tuyển dụng hàng nghìn lao động tại Điện Biên đi làm việc tại các khu công nghiệp trong cả nước.

Các doanh nghiệp đã thông báo công khai, cung cấp cho người lao động đầy đủ các thông tin về số lượng, giới tính, độ tuổi, tiêu chuẩn tuyển chọn, vị trí việc làm, địa điểm làm việc, mức lương, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và các chế độ đãi ngộ khác... Để người lao động khi vào làm việc tại doanh nghiệp được hưởng quyền lợi, tham gia đóng và hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; các chế độ về tiền lương, thời gian làm việc, nghỉ ngơi... đúng quy định.

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động, được xem như luồn sinh khí mới và cơ hội cho lao động nông thôn sớm ổn định cuộc sống và cơ hội đổi đời. Bởi khi tham gia thị trường xuất khẩu lao động, tiềm năng về sức lao động được phát huy bởi lợi thế và giá trị đồng tiền được quy đổi có giá trị cao.

Điện Biên: Băng rừng, vượt suối đưa “nghề mới” đến đồng bào vùng cao
Vinh Duy