dd/mm/yyyy

Vốn quỹ, cánh tay nối dài của nhà nông Sơn La

Từ nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), nhiều nông dân tỉnh Sơn La đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, cải thiện thu nhập.

Quỹ giúp nông dân Mộc Châu đổi đời

Quỹ HTND Mộc Châu thực hiện cho vay theo phương án sản xuất - kinh doanh, mỗi chu kỳ cho vay 2-3 năm/mô hình dự án. Hàng năm, Hội Nông dân đã hỗ trợ hội viên, nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình, thúc đẩy sản xuất, phát triển các cây, con chủ lực theo định hướng của tỉnh. Hiện nay, tổng nguồn vốn của Quỹ do Hội Nông dân huyện quản lý gần 5 tỷ đồng, trong đó: Nguồn vốn Trung ương Hội ủy thác 600 triệu đồng thực hiện 1 dự án cho 12 hộ vay; vốn Quỹ tỉnh ủy thác trên 2,2 tỷ đồng thực hiện 5 dự án cho 43 hộ vay; vốn quỹ của huyện trên 2,1 tỷ đồng thực hiện 9 dự án cho 89 hộ vay.

Nông dân Sơn La xây dựng các mô hình kinh tế mới từ Quỹ HTND.
Nông dân Sơn La xây dựng các mô hình kinh tế mới từ Quỹ HTND.

Ông Lường Tiến Quynh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mộc Châu cho biết: Để phát huy hiệu quả nguồn vốn Quỹ HTND, sau khi đưa nguồn vốn đến các hộ dân để thực hiện các mô hình, hàng tháng, Hội Nông dân huyện Mộc Châu sẽ cử cán bộ đến kiểm tra việc phát triển mô hình của hội viên. Đồng thời, tư vấn hướng dẫn hội viên thực hiện các phương thức canh tác khoa học áp dụng với cây trồng, vật nuôi. Từ đầu năm đến nay, đã tổ chức 87 lớp chuyển giao KHKT cho trên 6.100 lượt hội viên; phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề mở 5 lớp đào tạo cho 219 người.

Với mục tiêu ngày càng có nhiều hội viên thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ nguồn vốn từ Quỹ HTND, Hội Nông dân huyện đã tập trung huy động vốn bằng nhiều hình thức để xây dựng và phát triển quỹ. Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp xây dựng quỹ. Các cấp hội trên địa bàn huyện còn huy động nguồn vốn vận động, nguồn

Hội Nông dân huyện Bắc Yên đang quản lý gần 2,5 tỷ đồng, trong đó nguồn quỹ Trung ương Hội và của tỉnh 1,9 tỷ đồng; nguồn quỹ của huyện vận động từ các cán bộ, hội viên và ngân sách huyện gần 600 triệu đồng. Từ năm 2017 đến nay, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, Hội đã đầu tư 10 dự án phát triển kinh tế.

vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội; phối hợp tốt với Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT; tranh thủ sự hỗ trợ từ ngân sách huyện, xã chuyển bổ sung Quỹ hỗ trợ nông dân. Đến nay, tổng dư nợ với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện gần 93 tỷ, thông qua 79 tổ tiết kiệm và vay vốn cho 2.757 lượt hội viên vay; Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn dư nợ trên 102 tỷ đồng thông qua 75 tổ vay vốn cho trên 1.400 lượt hội viên vay.

Chúng tôi tới thăm vườn cây ăn quả của gia đình chị Đinh Thị Tuyết, tiểu khu 13, thị trấn Mộc Châu, với diện tích hơn 1,5 ha, gia đình chị đã trồng các loại cây ăn quả, như: mận, mơ, bơ, xoài và bưởi da xanh. Từ nguồn vốn 30 triệu đồng của Quỹ hộ trợ nông dân, gia đình chị đã mở rộng thêm 5.000 m2 trồng chanh leo và 200 gốc bưởi da xanh. Không chỉ có gia đình chị Tuyết, còn rất nhiều những hộ nông dân khác cũng đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, từ nguồn vốn Quỹ HTND đã giúp các hộ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống, có thêm kiến thức áp dụng vào sản xuất.

Hiệu quả quỹ HTND ở Bắc Yên

Tương tự như vậy, Quỹ HTND đã giúp nhiều hội viên nông dân vùng cao Bắc Yên được vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước nâng cao thu nhập, góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo tại địa phương.

Đến thăm mô hình chăn nuôi bò của gia đình ông Lừ Văn Hối, bản Pót, xã Mường Khoa, năm 2013, gia đình ông được vay 30 triệu đồng từ Quỹ HTND tỉnh để mua 2 con bò sinh sản và mua bò gầy về nuôi vỗ béo làm hàng hóa. Ông Hối cho biết: Từ vốn vay ban đầu, gia đình đã có điều kiện phát triển chăn nuôi theo hình thức nhốt chuồng. Hiện, gia đình có 20 con bò, mỗi năm bán 7-8 con, trừ chi phí còn lãi từ 80-100 triệu đồng. Từ chăn nuôi có hiệu quả, năm 2015, gia đình đã hoàn trả vốn vay ban đầu và xây dựng được nhà mới khang trang.

Mô hình trồng chanh dây của nông dân Sơn La.
Mô hình trồng chanh dây của nông dân Sơn La.

Còn gia đình bà Hà Thị Tiêng, tiểu khu 3, thị trấn Bắc Yên cũng được tiếp cận nguồn vốn vay từ Quỹ HTND của huyện để phát triển chăn nuôi. Năm 2017, nhận thấy điều kiện gia đình phù hợp chăn nuôi bò theo hình thức chăn thả, bà đã vay 25 triệu đồng mua 2 con bò sinh sản, chuyển đổi 5.000 m² đất sang trồng cỏ, bước đầu mang lại hiệu quả, nâng cao thu nhập.

Ðể phát huy hiệu quả nguồn vốn, Hội Nông dân huyện Bắc Yên đã tích cực tuyên truyền, vận động, giúp cán bộ, hội viên hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng và phát triển Quỹ. Trong quá trình cho vay, Hội Nông dân huyện đã khảo sát nhu cầu vay vốn của các hộ hội viên, trong đó ưu tiên lựa chọn các hộ có tinh thần trách nhiệm cao trong việc sử dụng nguồn vốn, có nhân lực và điều kiện để phát huy nguồn vốn vay. Đồng thời, định hướng cho các hộ hội viên sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, vận động hội viên tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi quá trình sử dụng nguồn vốn của hội viên.

Ngoài ra, Quỹ HTND huyện còn nhận ủy thác nguồn vốn hỗ trợ từ Quỹ Trung ương, tỉnh, tạo điều kiện cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh theo mô hình dự án, nhân rộng các mô hình từ sản xuất nhỏ, lẻ chuyển sang mô hình liên kết, hợp tác... Qua đó, tạo việc làm cho nhiều lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho hội viên.

Hiện, Hội Nông dân huyện Bắc Yên đang quản lý gần 2,5 tỷ đồng, trong đó nguồn quỹ Trung ương Hội và của tỉnh 1,9 tỷ đồng; nguồn quỹ của huyện vận động từ các cán bộ, hội viên và ngân sách huyện gần 600 triệu đồng. Từ năm 2017 đến nay, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, Hội đã đầu tư 10 dự án phát triển kinh tế tại các xã: Chiềng Sại, Mường Khoa, Tạ Khoa, Hua Nhàn, Phiêng Ban, Hồng Ngài, Chim Vàn, Pắc Ngà và tạo điều kiện cho 79 hộ hội viên vay vốn phát triển chăn nuôi.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết: Quỹ hỗ trợ nông dân ở Bắc Yên đã và đang phát huy hiệu quả, nguồn vốn đã giúp nhiều hội viên dám nghĩ, dám làm, xây dựng nhiều mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện địa phương để tăng thu nhập, từng bước ổn định cuộc sống, góp phần tích cực vào phong trào xây dựng nông thôn mới.

Đức Anh - Thu Thảo