dd/mm/yyyy

Những đồ vật gắn với đời sống tinh thần người Mông miền "đất gió"

Những đồ vật gắn với đời sống của người Mông miền "đất gió" Than Uyên (Lai Châu) là nét đẹp văn hóa độc đáo trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây.

Những đồ vật gắn với đời sống tinh thần đồng bào Mông miền "đất gió"

Nhiều vật dụng hàng ngày của người Mông đã thành văn hóa

Qua bao thế hệ, người Mông ở Than Uyên (Lai Châu)  đang gìn giữ và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của mình. Tất cả được thể hiện qua những vật dụng, công cụ hằng ngày, như: Cây sáo, đàn nhị, lù cở, cối xay, cây nỏ, lò rèn...

hh - Ảnh 2.

Cây sáo Mông thường được làm thủ công từ tre, trúc, nứa hoặc gỗ. Sáo của người Mông là nhạc cụ của các chàng trai, họ thường mang theo như một người bạn đường, bạn trong lao động và là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc chinh phục trái tim các cô gái. (Ảnh: Phạm Hoài)

Những đồ vật gắn với đời sống tinh thần đồng bào Mông miền "đất gió" - Ảnh 3.

Đàn Nhị là loại nhạc cụ thuộc bộ dây có cung vĩ, được cấu tạo chỉ có hai dây duy nhất. Đàn Nhị chủ yếu dùng trong ngày hội để chàng trai người Mông tỏ tình với cô gái mà họ thích. (Ảnh: Phạm Hoài)

Những đồ vật gắn với đời sống tinh thần đồng bào Mông miền "đất gió" - Ảnh 4.

Cây khèn là nhạc cụ cổ truyền xếp vào hàng đầu trong văn hóa của người Mông, là vật gắn liền với con người, trở thành biểu tượng, linh hồn văn hóa dân tộc Mông. Khèn được chế tác từ thân cây trúc nhỏ, dây rừng và một cái bầu bằng thân gỗ khoét rỗng. Khèn có mặt trong hầu hết các hình thức sinh hoạt văn hóa của đồng bào Mông, trở thành vật linh thiêng, tiếng khèn kết nối giữa trần gian và thế giới tâm linh, là vật trung gian để con người trao đổi tâm tư, tình cảm. (Ảnh: Phạm Hoài)

hh - Ảnh 4.

Quả Tù lu của người Mông được làm từ những những loại gỗ cứng như: lim, nghiến, dẻ, sồi... có đường kính từ 7 - 10cm, nặng khoảng nửa cân trở lên. Trong các dịp lễ hội, người Mông thường tổ chức các trò chơi như: Ném pao, đẩy gậy, bắn nỏ, múa khèn, leo cây..., trong đó, trò chơi đánh Tù lu không thể thiếu được trong các dịp lễ hội này. (Ảnh: Phạm Hoài)

hh - Ảnh 5.

Lù cở (chiếc gùi) - một trong những vật dụng phổ biến trong đời sống, sản xuất của người Mông, là đồ vật không thể thiếu trong mỗi lần lên nương. Lù cở không chỉ là vật dụng thiết yếu của bà con, công cụ vận chuyển hiệu quả mà nó đã thành nét đẹp văn hóa của người Mông. (Ảnh: Phạm Hoài)

hh - Ảnh 6.

Gùy cũng giống như lù cở đều là những công cụ vận chuyển của người dân. Gùy có thể mang nặng hơn so với lù cở. (Ảnh: Phạm Hoài)

hh - Ảnh 7.

Từ lâu đời, cây nỏ là công cụ được người Mông chế tạo ra để làm vũ khí, làm công cụ săn bắn. Cây nỏ có vị trí quan trọng và trở thành vật gắn liền với các nghi lễ, các hình thức sinh hoạt văn hóa, lao động sản xuất của người dân. (Ảnh: Phạm Hoài)

hh - Ảnh 9.

Giỏ bắt cá của người Mông là vật dụng thủ công được bằng nguyên liệu tự nhiên như tre, mây. Để bắt được cá, người dân thường đặt giỏ này ở những khe suối để cho cá đi qua. (Ảnh: Phạm Hoài)

hh - Ảnh 11.

Khung cửi dệt vải và khung kéo sợi của đồng bào Mông. Công việc se lanh, dệt vải đã trở thành biểu tượng cho sự cần cù, khéo léo, tinh tế người phụ nữ dân tộc Mông. (Ảnh: Phạm Hoài

Những đồ vật gắn với đời sống tinh thần đồng bào Mông miền "đất gió" - Ảnh 11.

Những tấm vải nhiều màu sắc, hoa văn tinh xảo do người dân dệt ra, thêu thùa tỉ mỉ, đùng để làm áo hoặc váy . (Ảnh: Phạm Hoài)

hh - Ảnh 12.

Anh Mùa A Lâu, bản Đán Tọ, xã Tà Mung (Than Uyên, Lai Châu) cho biết: Cối xay của đồng bào Mông dùng để xay ngô, xay cám lợn... Trước đây, cuộc sống của người dân đồng bào Mông còn khó khăn, trong 1 năm thì hơn 6 tháng thì ăn cơm còn lại ăn ngô thay cơm. Người dân ăn ngô bằng cách xay ra để làm mèn mén. Hiện nay, đồng bào mông Than Uyên đã ít ăn mèn mén, như ở Hà Giang họ vẫn đang còn ăn mèn mén. "Cối xay là đồ vật không thể thiếu đối với đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Mông Than Uyên nói riêng và Tây Bắc nói chung" - anh Lâu nói.

Những đồ vật gắn với đời sống tinh thần đồng bào Mông miền "đất gió" - Ảnh 13.

Chõ đồ xôi hoặc mèn mén của đồng bào dân tộc Mông Than Uyên. (Ảnh: Phạm Hoài)

hh - Ảnh 13.

Ngày xưa, bừa là nông cụ lao động không thể thiếu đối với đồng bào Mông. Bừa thường được dùng sau khi đất đã được cày qua để làm vỡ các cục hay khối đất giúp đất mịn nhỏ hơn thích hợp cho việc gieo hạt và trồng cây. Giờ đây, theo xu hướng hiện đại hóa, người dân đã sử dụng máy móc vào sản xuất nông nghiệp để tiết kiệm thời gian, công sức. Ở các bản vùng sâu vùng xa, bà con dân tộc Mông vẫn sử dụng bừa là nông cụ lao động chính. (Ảnh: Phạm Hoài)

hh - Ảnh 14.

Lò rèn của đồng bào Mông giúp tạo ra những nông cụ và đồ dùng sinh hoạt. Các sản phẩm trong nghề rèn truyền thống của dân tộc Mông rất phong phú, là những công cụ được sử dụng nhiều trong sinh hoạt, lao động sản xuất hàng ngày như: Dao, rìu, liềm, thuổng, cuốc, xẻng...

Phạm Hoài - Thanh Ngân