dd/mm/yyyy

Một tuần giảm sốc mất 2 triệu đồng/tấn định vị giá cà phê tuần tới

Phiên chốt giá cà phê tuần này với đợt giảm mạnh trên sàn robusta London khép lại một tuần đầy sóng gió trên thị trường cà phê. Những diễn biến trái ngược trên hai sàn kỳ hạn có nguyên nhân từ hoạt động bán kỹ thuật của các quỹ đầu tư.

Giá cà phê trong nước tuần qua liên tục giảm mạnh, nếu tính từ đầu tuần tại Lâm Đồng, giá cà phê giảm 1.800 đồng/kg, chốt ở mức 36.700 đến 36.800 đồng/kg.

Tại các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai, Đăk Nông, Kom Tum tuần qua cà phê giảm 1.800 đến 2.000 đồng/kg, cuối tuần giao dịch ở mức 37.000 đến 37.500 đồng/kg.

Giá cà phê R1 tại TP.HCM cũng giảm mất 1.800 đồng/kg, hiện duy trì ở mức 38.400 đồng/kg.

Giá cà phê phiên chốt cuối tuần tiếp tục giảm. Nguồn: tintaynguyen

Trên sàn kỳ hạn khép lại với xu hưỡng giảm đột ngột trên sàn robusta London từ 7.USD/tấn đến 19.USD/tấn tùy từng kỳ hạn giao hàng.

Điều đáng lưu ý là hầu như chỉ có sàn robusta London giảm còn sàn New York vẫn duy trì đà tăng. Do giảm liên tục nên giá cà phê robusta còn giảm xuống mức thấp nhất đối với vị thế thứ 2 kể từ tháng 7.2016 ở mức 1.737 USD.

Theo các nhà giao dịch, việc giảm giá một phần là hoạt động bán kỹ thuật của các quỹ đầu tư, sau khi giá tiêu chuẩn giảm xuống dưới 1.800 USD vào đầu tuần. Họ cũng cho biết, tình hình thời tiết thuận lợi cho việc thu hoạch ở Việt Nam cũng góp phần làm giá đi xuống.

Các quỹ đẩu cơ có thể đã thanh lý được vài ngàn lô dư bán theo kiểu chỉ mua bán trong phiên, còn bộc lộ khi đóng cửa chỉ quanh mức dương nhẹ.

Dữ liệu giao dịch chỉ ra, giới đầu cơ đã giảm 836 lô vị thế bán ra hợp đồng cà phê robusta xuống còn 14.171 lô tính đến ngày 21.11.

Trong khi đó, giá cà phê arabica giao tháng 3 trên sàn New York tăng 0,55USD cent lên 127,55 USD cent/pound. Reuters cho biết, khối lượng hợp đồng arabica kỳ hạn giảm sau kỳ nghỉ lễ Tạ ơn hôm thứ Năm, với nhiều nhà giao dịch vẫn nghỉ trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu.

Diễn biến giá cà phê trên 2 sàn kỳ hạn. Nguồn: TTCP

Thị trường phụ thuộc vào sự hỗ trợ trong ngắn hạn khi chỉ số USD chạm đáy 2 tháng. Theo hãng ED&F Man’s Volcafe, sự suy yếu của đồng USD đã giúp thúc đẩy giá cà phê arabica. Công ty cho biết, các nhà sản xuất Brazil và Việt Nam đang găm hàng, chờ giá tăng.

Các nhà phân tích cho rằng, khi đồng USD mạnh lên so những đồng tiền của các quốc gia trồng cà phê, các nông dân sẽ muốn bán hơn để thu về nhiều lợi nhuận từ việc đổi ngoại tệ.

Tin mưa nhiều và đều tại các vùng trồng cà phê Brazil phía Đông Nam được cho là rất tốt cho phát triển sinh học cây cà phê trong năm 2018. Cho nên, nhiều nhà dự báo sản lượng vẫn tin rằng niên vụ tới cà phê Brazil được mùa.

Những thông tin về sản lượng tăng trong vụ mới càng khiến giá cà phê giảm mạnh. Ảnh: minh họa

Thị trường cũng đang “suy tư” về hiện tượng thời tiết tất thường La Nina mà Tổng cục Khí tượng Thủy văn Úc mới đoán sẽ xảy ra trong khoảng thời gian tận cuối năm nay và đầu năm tới với khả năng 70% xảy ra. Thường La Nina gây mưa tại Việt Nam và nắng khô tại đầu Brazil.

"Nhưng giả sử vào giai đoạn có La Nina và Brazil khô trong thời gian đầu năm, điều đó rất thuận lợi cho cà phê phát triển và thu hoạch, nhất là khi robusta Brazil thu hái từ tháng Tư hàng năm" một chuyên gia nhận định.

Hữu Bình