dd/mm/yyyy

Lào Cai phát triển quế bền vững, tăng giá trị và tính cạnh tranh

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh tăng cường thực hiện phát triển ngành hàng quế bền vững, gia tăng giá trị và tính cạnh tranh.
Lào Cai phát triển quế bền vững, gia tăng giá trị và tính cạnh tranh - Ảnh 1.

Theo thống kê, đến nay, toàn tỉnh Lào Cai có gần 57.800 ha quế. Ảnh: Mùa Xuân.

Tập trung phát triển cây quế 

Cây quế được tỉnh Lào Cai quan tâm, tập trung phát triển và từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế lâm nghiệp, kinh tế đồi rừng của các địa phương. 

Để phát triển ngành hàng quế một cách tổng thể, toàn diện từ khâu trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến cho đến tiêu thụ theo chuỗi giá trị, phát huy được tốt nhất các giá trị của cây quế trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân theo đúng tinh thần, định hướng phát triển ngành hàng, sản phẩm chủ lực quế tại Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển Nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh thường xuyên tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo về ngành hàng quế trên địa bàn toàn tỉnh. Đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao chất lượng, năng suất của ngành hàng quế tỉnh Lào Cai, theo tinh thần Nghị quyết số 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp, người dân triển khai, tổ chức thực hiện việc trồng, chăm sóc, thu hoạch quế theo hướng hữu cơ, bền vững. Tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức cá nhân có nhu cầu xây dựng mã số vùng trồng. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc giống.

Đề xuất các giải pháp, thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở, nhà máy sơ chế, chế biến, tinh chế các sản phẩm từ quế để nâng cao giá trị sản phẩm; tìm kiếm và mở rộng thị trường tiềm năng nhằm phát triển ngành hàng Quế ổn định, đảm bảo tính bền vững.

Lào Cai phát triển quế bền vững, gia tăng giá trị và tính cạnh tranh - Ảnh 2.

Triển khai, tổ chức thực hiện việc trồng, chăm sóc, thu hoạch quế theo hướng hữu cơ, bền vững. Ảnh: Mạnh Dũng.

Sở Công thương đề xuất với Bộ Công thương hỗ trợ hội thảo xúc tiến đầu tư thương mại ngành hàng Quế quy mô toàn quốc với các nước có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm quế của Việt Nam. Đồng thời hướng dẫn, cung cấp đầu mối tại các thị trường nhập khẩu lớn đối với sản phẩm này.

Tập huấn, hướng dẫn các Doanh nghiệp, HTX hoạt động kinh doanh trong ngành hàng Quế về tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu đối với các sản phẩm Quế của thị trường nhập khẩu Quế trên thế giới; Các thủ tục, quy định về xuất khẩu đối với các sản phẩm này đối với từng thị trường.

Tìm kiếm đầu ra cho mặt hàng tinh dầu Quế, đặc biệt là tinh dầu Quế còn tồn. Nghiên cứu, đề xuất tổ chức đoàn công tác tiếp cận, khảo sát thị trường tinh dầu Quế tại thị trường Trung Quốc phù hợp với tình hình thực tiễn.

Lào Cai phát triển quế bền vững, gia tăng giá trị và tính cạnh tranh - Ảnh 3.

Xúc tiến thương mại đưa sản phẩm quế Lào Cai vươn xa ra thị trường thế giới. Ảnh: Mạnh Dũng

Yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ sản xuất, liên kết sản xuất ngành hàng quế theo hướng sản xuất hữu cơ.

Chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động sử dụng, buôn bán các loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu không rõ nguồn gốc, không được sử dụng theo quy định. Phải coi việc xây dựng thương hiệu và canh tác quế theo hướng hữu cơ bền vững là nhiệm vụ trọng tâm để phát triển ngành hàng này của địa phương.

Tăng cường công tác kiểm tra, cương quyết xử lý các trường hợp phá rừng lấn chiếm rừng tự nhiên để trồng cây quế, đặc biệt là các khu vực điểm nóng về 3 phát triển cây quế. Tuyên truyền vận động, hướng dẫn người dân không phát triển cây quế ồ ạt như hiện nay; đặc biệt tại các khu vực có đai cao trên 800m.

Các địa phương có vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến tinh dầu quế cần đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động phối hợp, trao đổi thông tin về đầu tư, sản xuất với các địa phương trong vùng nhằm khai thác lợi thế, hạn chế lãng phí trong đầu tư góp phần định hướng cung - cầu từng địa phương.

Thu hút, mời gọi và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng quế, tinh dầu quế tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, hội nghị kết nối cung cầu, hội chợ trong và ngoài nước để tìm kiếm đối tác, cơ hội kinh doanh.

Chủ động, tích cực trong công tác phòng trừ sâu bệnh hại, nâng cao nhận thức của người dân về canh tác quế hữu cơ, bền vững; xây dựng các mô hình canh tác bền vững, thực hiện luân canh, xen canh quế để phòng chống sâu bệnh hại.

Đồng thời, nâng cao chất lượng sản phẩm tinh dầu quế và các sản phẩm từ quế nhằm phát triển các thị trường khác ngoài thị trường Trung Quốc, tránh phụ thuộc vào một thị trường truyền thống.

Tập trung phát triển theo chiều sâu, lựa chọn nguồn giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo cây giống đưa vào trồng phải có chất lượng tốt.

Tuân 4 thủ các yêu cầu kỹ thuật về bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại. Tuyệt đối không phun thuốc diệt cỏ hoặc phun, bón các hóa chất bị cấm sử dụng, thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc.

Phải coi canh tác hữu cơ là giải pháp bền vững để phát triển, bởi thị trường ngày càng đòi hỏi khắt khe về chất lượng cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi sản phẩm đảm bảo các chất lượng sẽ chiếm lĩnh được thị trường và giá cả.

PV Tây Bắc