dd/mm/yyyy

Giá hạt tiêu trong nước suy yếu do lực bán ra mạnh

Giá hạt tiêu trong nước hôm nay 22/8 tại các khu vực trọng điểm giảm 500 – 1.000 đồng, giao dịch ở 68.000 – 71.000 đồng/kg. Thị trường tuần này chưa thấy có tín hiệu tích cực nào, trong bối cảnh một số vùng trồng trong nước ghi nhận lực bán mạnh do lo ngại tình trạng giảm giá tiêu.

Thị trường hạt tiêu hôm nay 22/8: Giá trong nước suy yếu do lực bán ra mạnh 

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm 500 – 1.000 đồng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 68.000 – 71.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai ở mức 68.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (69.000 đồng/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (69.000 đồng/kg); Bình Phước (70.000 đồng/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 71.000 đồng/kg.

Giá hạt tiêu trong nước suy yếu do lực bán ra mạnh - Ảnh 1.

Giá hạt tiêu trong nước hôm nay 22/8 tại các khu vực trọng điểm giảm 500 – 1.000 đồng, giao dịch ở 68.000 – 71.000 đồng/kg.

Theo các chuyên gia, thị trường tuần này chưa thấy có tín hiệu tích cực nào, trong bối cảnh một số vùng trồng trong nước ghi nhận lực bán mạnh do lo ngại tình trạng giảm giá. Tuy nhiên, về dài hạn, giá tiêu sẽ phục hồi khi nguồn cung trong nước thấp.

Sản lượng tiêu nội địa năm nay ước tính 190 ngàn tấn, cùng với lượng nhập khẩu tính đến hết tháng 7/2023 khoảng 25 ngàn tấn. Nguồn cung còn được bổ sung bởi tồn kho năm ngoái sang tầm 60 ngàn tấn. Như vậy nguồn cung năm nay khoảng 275 ngàn tấn.

Giá hạt tiêu trong nước suy yếu do lực bán ra mạnh - Ảnh 1.

Theo báo cáo dữ liệu sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan, xuất khẩu trong nửa đầu tháng 8/2023 của Việt Nam đạt 7.837 tấn tiêu các loại, thu về 29,67 triệu USD.

Theo nguồn Hiệp hội Hạt tiêu Quốc tế (IPC), giá tiêu thế giới ngày 21/8 (theo giờ địa phương) có diễn biến như sau: Giá tiêu đen Lampung Indonesia giảm 0,14% xuống ở 4.249 USD/tấn. Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 chốt tại 3.350 USD/tấn; Giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA không đổi ở 4.900 USD/tấn; Giá tiêu đen Việt Nam loại 500 g/l và 550g/l lần lượt ở mức 3.500 USD/tấn và 3.600 USD/tấn;

Giá tiêu trắng Muntok trừ 0,14% xuống mức 6.617 USD/tấn. Giá tiêu trắng Malaysia ASTA giữ vững mức 7.300 USD/tấn; Giá tiêu trắng Việt Nam có mức 5.100 USD/tấn; Giá tiêu GARBLED, UNGARBLED, NEW của Ấn Độ chốt lần lượt ở 63.000 rupee/100kg; 61.000 rupee/100kg và 60.000 rupee/100kg.

Theo báo cáo dữ liệu sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan, xuất khẩu trong nửa đầu tháng 8/2023 của Việt Nam đạt 7.837 tấn tiêu các loại, thu về 29,67 triệu USD, đưa xuất khẩu 7,5 tháng đầu năm lên đạt 175.758 tấn, tăng 17,43% về lượng và giảm 14,79% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 3.748 USD/tấn, tăng 0,48% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 7/2023.

Tính đến hết tháng 7/2023, Việt Nam đã nhập khẩu 17.281 tấn hạt tiêu các loại, trong đó tiêu đen đạt 16.225 tấn, tiêu trắng đạt 1.056 tấn, so với cùng kỳ năm ngoái lượng nhập khẩu giảm 32,9% tương đương 8.469 tấn.

Dự báo thị trường hạt tiêu toàn cầu sẽ tăng do nguồn cung giảm, nhu cầu tăng. Hiện nguồn cung hạt tiêu tại Việt Nam không nhiều. Bên cạnh đó, sản lượng hạt tiêu tại Indonesia năm 2022 giảm 22% so với năm 2021, dự kiến sẽ tiếp tục giảm 15% trong năm 2023.

Cũng giống Việt Nam, các nước Đông Nam Á khác đang đối mặt với hiện tượng suy giảm sản lượng hạt tiêu do thời tiết khắc nghiệt, và nông dân không mặn mà với cây tiêu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam tăng cường nhập khẩu từ Brazil nhằm bù đắp lượng thiếu hụt, tuy nhiên nhập khẩu những tháng đầu năm vẫn giảm mạnh so với cùng kỳ.

Tại Ấn Độ, yếu tố thời tiết tại vùng sản xuất chính của nước này không thuận lợi, khiến sản lượng dự báo giảm 30 – 32%, trong khi nhu cầu hạt tiêu tại thị trường nội địa tăng đột biến khi mùa lễ hội sắp đến.

Dự báo của ngân hàng thế giới đối với một số nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu và Trung Quốc có triển vọng tích cực vào cuối năm, nên sức mua hồ tiêu và gia vị của các thị trường này sẽ khởi sắc trở lại.

Mặc dù xuất khẩu 2 tháng gần đây lượng tiêu xuất sang thị trường Trung Quốc có giảm nhưng tính trung bình cả 7 tháng, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam khi chiếm 31,1% thị phần xuất khẩu và tăng 665% so với cùng kỳ năm 2022. Tiếp theo là Mỹ chiếm 17,4% thị phần.

Nguyễn Phương