dd/mm/yyyy

Giá gạo Ấn Độ giảm tuần thứ 4 liên tiếp, gạo Việt vẫn không giảm

Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đi ngang. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện giá gạo xuất khẩu 5% tấm ở mức 643 USD/tấn; giá gạo loại 25% tấm dao động ổn định quanh mức 628 USD/tấn.

Giá gạo đồ xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm tuần thứ 4 liên tiếp trong bối cảnh “vựa lúa” hàng đầu châu Á này gần đây đã gia hạn thuế xuất khẩu đối với gạo đồ đến tháng 3/2024, làm giảm nhu cầu. Trong khi đó, nhu cầu cao của Indonesia đã làm giá gạo xuất khẩu của Việt Nam không giảm.

Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ đã giảm xuống còn 495-505 USD/tấn từ mức 510-520 USD/tấn trong tuần trước. Ngày 13/10, Ấn Độ đã gia hạn thuế 20% đối với gạo đồ xuất khẩu cho đến tháng 3/2024.

Ngoài ra, giá gạo của Ấn Độ đang giảm do nguồn cung từ vụ mùa mới. Điều này cho phép các nhà xuất khẩu giảm giá bán gạo.

Các nguồn tin cho biết, Ấn Độ dự kiến sẽ giảm giá sàn ấn định cho xuất khẩu gạo basmati sau khi nông dân và nhà xuất khẩu phàn nàn rằng điều này gây tổn hại đến thương mại.

Quyết định nới lỏng hạn chế xuất khẩu gạo trắng không phải basmati sang một số nước của Ấn Độ và nhu cầu yếu hơn từ châu Phi cũng góp phần khiến giá giảm.

Giá gạo Ấn Độ giảm tuần thứ 4 liên tiếp, gạo Việt vẫn không giảm - Ảnh 1.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện giá gạo xuất khẩu 5% tấm ở mức 643 USD/tấn; giá gạo loại 25% tấm dao động ổn định quanh mức 628 USD/tấn.

Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đi ngang. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện giá gạo xuất khẩu 5% tấm ở mức 643 USD/tấn; giá gạo loại 25% tấm dao động ổn định quanh mức 628 USD/tấn.

Các doanh nghiệp cho biết, giá gạo xuất khẩu của Việt không giảm do nhu cầu lớn từ Indonesia, trong khi nguồn cung trong nước không thay đổi, đồng thời cho biết thêm xung đột ở Trung Đông có thể thúc đẩy các nước tăng cường dự trữ lương thực. Lo ngại về sản lượng vụ Thu-Đông thấp hơn cũng hỗ trợ giá gạo của Việt Nam vững ở mức cao.

Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan giảm xuống còn 568-570 USD/tấn so với mức 575-580 USD/tấn trong tuần trước. Một thương nhân tại Bangkok cho biết giá giảm do nguồn cung bổ sung từ các nhà xay xát, đồng thời nhu cầu từ Indonesia, nơi đang tìm kiếm nguồn cung hàng trước Giáng sinh, đang hạn chế mức giảm.

Giá lúa gạo hôm nay ngày 28/10 tại Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng với gạo. Tại khu vực An Giang, theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, lúa IR 504 dao động quanh mốc 8.600 – 8.800 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 8.700 – 8.900 đồng/kg; Đài thơm 8 ở mức 8.900 – 9.000 đồng/kg; OM 18 dao động quanh mức 8.700 – 8.800 đồng/kg; lúa Nàng Hoa 9 duy trì ở mức 8.800- 9.000 đồng/kg; Nàng Nhen (khô) 15.000 đồng/kg; lúa Nhật ổn định 7.800 - 8.000 đồng/kg.

Với mặt hàng nếp, nếp Long An (khô) ở mức 9.500 - 9.600 đồng/kg; nếp An Giang (khô) ở mức 9.600 - 9.800 đồng/kg.

Trên thị trường gạo hôm nay giá gạo cũng có xu hướng tăng với mức tăng từ 50 - 100 đồng/kg. Theo đó, tại Đồng Tháp giá gạo nguyên liệu IR 504 dao động quanh mức 13.000 – 13.050 đồng/kg, tăng 50 - 100 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 ở mức 15.150 – 15.250 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg.

Tại Tiền Giang, giá gạo nguyên liệu Đài thơm 8, OM 18 tăng 200 đồng/kg lên mức 13.800 – 14.00 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 5451 tăng 100 đồng/kg lên mức 13.500 – 13.700 đồng/kg; gạo IR 504 ở mức 13.100 – 13.200 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg; gạo OM 380 duy trì quanh mốc 13.000 – 13.100 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg. Riêng gạo nguyên liệu ST 21, ST 24 duy trì ổn định quanh mức 14.200 – 14.300 đồng/kg; gạo ST 24 ở mức 14.700 – 14.800 đồng/kg.

Theo dự báo của chuyên gia và doanh nghiệp, giá gạo xuất khẩu cuối năm 2023 và nửa đầu năm 2024 sẽ không dưới 650 USD/tấn, thậm chí còn tăng lên nữa nếu Ấn Độ chưa dỡ bỏ các lệnh cấm, hạn chế xuất khẩu gạo.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy tính đến giữa tháng 10, Việt Nam xuất khẩu hơn 6,7 triệu tấn gạo, thu về trên 3,7 tỷ USD. Đây là doanh số cao nhất kể từ khi ngành gạo tham gia vào thị trường thế giới.

Nguyễn Phương