dd/mm/yyyy

Bất ngờ trở thành món ăn tại Nhà Trắng, một loại ngũ cốc châu Á đang nổi tiếng khắp thế giới

Hạt kê - loại ngũ cốc có hương vị thơm ngon, không chứa gluten, giàu protein và sắt - sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng béo phì và bệnh tim mạch.

Hạt kê – loại ngũ cốc dinh dưỡng

Trong khoảng 8.000 năm qua, hạt kê là loại ngũ cốc đã đóng vai trò quan trọng cho con người trên thế giới mà không nhận được nhiều sự chú ý. Nhưng gần đây, loại ngũ cốc giàu chất dinh dưỡng này đã trở thành tâm điểm chú ý của quốc tế.

Bất ngờ trở thành món ăn tại Nhà Trắng, một loại ngũ cốc châu Á đang nổi tiếng khắp thế giới - Ảnh 1.

Bếp trưởng Nhà Trắng Cristeta Comerford phục vụ món đầu tiên trong quốc yến chiêu đãi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào ngày 21/6/2023. Ảnh: AFP

Trong bữa tối cấp nhà nước của Nhà Trắng dành cho Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào tháng 6, hạt kê đã được đưa vào trong món salad đầu tiên với ngô nướng.

Loại siêu ngũ cốc cổ xưa này, từng là một loại thực phẩm chính trong chế độ ăn kiêng ở Ấn Độ và Nam Phi, là loại hạt nhỏ đến từ giống cây trồng giống như cỏ. Các loại ngũ cốc được ưa chuộng như fonio và teff, rất giống với hạt kê cũng phù hợp với các món ăn kiểu như cháo, hoặc trộn vào món salad, súp và món hầm.

Là một món ăn tại Nhà Trắng nhân dịp chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào tháng 6 năm nay, hạt kê đã được chú ý nhiều hơn trên khắp thế giới. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc đã đặt tên "2023 là Năm Quốc tế về Kê", giúp cho loại ngũ cốc này xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ các nhà hàng trong khách sạn Ấn Độ đến căng tin của Quốc hội Ấn Độ.

Ấn Độ đã và đang quảng bá mạnh mẽ loại ngũ cốc này trong và ngoài nước. Và khi ẩm thực cao cấp của Ấn Độ được công nhận trên toàn cầu, hạt kê đang xuất hiện trong thực đơn của nhiều nhà hàng hàng hơn trên khắp thế giới.

Tại Dubai, đầu bếp Rahul Rana đã sử dụng hạt kê trong thực đơn tại Avatara, nhà hàng đã nhận một ngôi sao Michelin trong năm nay. Ông Rahul Rana cũng nói rằng hạt kê đang trở thành nguyên liệu quan trọng tại nhà hàng chay và dự định kết hợp loại nguyên liệu này vào các món ăn bổ sung trong lần lặp lại tiếp theo của thực đơn nếm thử 16 món.

"Đây là một trong những nguyên liệu phù hợp nhất để nấu ăn trong nhà bếp", ông Rana nói và cho biết hạt kê có mùi thơm như hạt dẻ và không chứa gluten - một thành phần bổ sung quan trọng khi các nhà hàng lựa chọn nguyên liệu này để kiểm soát chế độ ăn uống đa dạng.

Từng được gọi là "ngũ cốc của người nghèo", hạt kê không còn được ưa chuộng sau những thay đổi căn bản trong nông nghiệp trên khắp thế giới vào những năm 1960 khi thúc đẩy sản xuất lúa mì và gạo tăng lên.

Đang trở nên phổ biến hơn

Đến thời gian gần đây, các nhà máy bia lớn như Great State Ale Works có trụ sở tại Ấn Độ và Glutenberg có trụ sở tại Canada đã sử dụng các kỹ thuật hiện đại để nấu bia bằng hạt kê.

Hay các công ty hàng tiêu dùng đang đặt cược vào nhu cầu ngày càng tăng với các món ăn nhẹ sáng tạo làm từ hạt kê. Các công ty lớn bao gồm Nestlé, Britannia Industries, Tata Consumer Products và Slurrp Farm đang tạo ra các sản phẩm làm từ hạt kê chẳng hạn như ngũ cốc, bánh quy và hỗn hợp bánh kếp để giúp loại ngũ cốc được sử dụng phổ thông hơn.

"Hạt kê nằm ở điểm giao thoa giữa tính bền vững, sức khỏe và nguồn gốc. Những loại ngũ cốc này đang quay trở lại các căn bếp hiện đại tại Ấn Độ khi người tiêu dùng tìm kiếm các lựa chọn thực phẩm lành mạnh", đầu bếp Rahul Rana nói thêm.

Bà Makiko Taguchi, một quan chức trong ngành nông nghiệp tại Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc cho rằng hầu hết việc sản xuất đến chế biến sử dụng hạt kê đã bị đình trệ trong thời gian dài. Cho đến gần đây, loại ngũ cốc này đang bắt đầu tăng dần về tổng thể nhưng vẫn chưa mạnh.

Bên cạnh đó, nạn đói và biến đổi khí hậu toàn cầu cũng là một lý do khác đưa hạt kê trở lại. Là một loại ngũ cốc có khả năng chịu hạn hán, loại cây trồng này có khả năng thích ứng tốt với thời tiết khắc nghiệt, vốn dĩ đang tàn phá các vụ thu hoạch trong nền kinh tế nông nghiệp của Ấn Độ.

Ngoài ra, một sự lựa chọn tốt hơn so với nhiều loại tinh bột khác là hạt kê giàu protein, chứa nhiều sắt có thể giúp ngăn ngừa loét, béo phì và bệnh tim mạch – là cách để hạt kê lấy lại vị thế lương thực trước đây.

Theo chuyên gia AvuFla Laxmaiah, Thư ký quốc gia của Hiệp hội Dinh dưỡng Ấn Độ, ít nhất một bữa ăn mỗi ngày nên có hạt kê.

Hạt kê cũng có thể chịu được nhiệt độ lên tới 50 độ C (122 độ F). Sản xuất 1kg (2,2lbs) gạo cần 4.000 lít (1.060) nước nhưng 1kg kê chỉ cần 400 lít. Tăng giá hạt kê sẽ mang lại lợi ích cho Ấn Độ, một trong những nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất. Quốc gia này đã sẵn sàng trở thành trung tâm cung cấp hạt kê trên toàn cầu với sản lượng hơn 15,5 triệu tấn (17 triệu tấn) hàng năm - khoảng 80% sản lượng của châu Á.

Hiện tại, loại ngũ cốc này vẫn có giá gần gấp đôi so với các ngũ cốc khác. Tuy nhiên, khi có nhiều người tham gia vào thị trường và các sản phẩm làm từ hạt kê trở nên phổ biến hơn thì chi phí có thể sẽ giảm./.


Hồng Nhung