dd/mm/yyyy

“Vựa” cà rốt lớn nhất miền Bắc vào mùa thu hoạch

Với tổng diện tích lên tới 360ha, xã Đức Chính được coi là “vựa” cà rốt của huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) và cũng là nơi trồng cà rốt nhiều nhất miền Bắc. Vụ thu hoạch năm nay, mặc dù giá bán thấp hơn năm ngoái một nửa, nhưng nhiều hộ vẫn có thu nhập cao từ loại củ này.

Nhờ được tưới bằng nguồn nước sông Thái Bình với phù sa màu mỡ, cà rốt Đức Chính nổi tiếng có mẫu mã đẹp, củ to, ăn thơm ngọt. Ngoài tiêu thụ nội địa, cà rốt Đức Chính đã được xuất khẩu đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Trung Quốc…

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường thăm vùng trồng cà rốt của nông dân Đức Chính và bày tỏ sự phấn khởi khi cây cà rốt vụ đông ở đây đã được phát triển thành vùng hàng hóa rộng lớn, giá trị thu nhập cao gấp nhiều lần so với cây lúa.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường thăm vùng trồng cà rốt của nông dân Đức Chính và bày tỏ sự phấn khởi khi cây cà rốt vụ đông ở đây đã được phát triển thành vùng hàng hóa rộng lớn, giá trị thu nhập cao gấp nhiều lần so với cây lúa.

Theo ông Hoàng Văn Chư - Chủ tịch UBND xã Đức Chính, nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác, ứng dụng quy trình sản xuất VietGAP và được thiên nhiên ưu đãi nên năng suất cà rốt trên địa bàn xã khá cao, trung bình khoảng 40 - 45 tấn/ha; sản lượng hàng năm ước đạt từ 15.000 – 20.000 tấn. Với giá bán dao động từ 3.000 – 8.000 đồng/kg, mỗi ha cà rốt có thể đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Đặc biệt, trên địa bàn xã có nhiều hộ gia đình trồng từ 3-4ha cà rốt với trình độ sản xuất rất chuyên nghiệp, bà con đã mạnh dạn đầu tư máy móc, sắm hệ thống tưới tiết kiệm, đồng thời liên kết sản xuất theo quy trình VietGAP nên hiệu quả từ cây cà rốt ngày càng cao.

Được biết trong vụ đông xuân 2017/2018, toàn xã Đức Chính cũng trồng khoảng 360ha cà rốt. Với giá bán dao động từ 5.500 - 6.000 đồng/kg, nông dân trồng cà rốt thu lãi trên 6 triệu đồng/sào. Sản lượng cả vụ của xã đạt trên 16.500 tấn, tổng giá trị gần 100 tỉ đồng.

Với loại củ to, đều, dài từ 15-17cm sẽ được lựa chọn đưa đi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…; loại có mẫu mã xấu hơn sẽ được tiêu thụ trong nước và dùng chế biến.
Với loại củ to, đều, dài từ 15-17cm sẽ được lựa chọn đưa đi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…; loại có mẫu mã xấu hơn sẽ được tiêu thụ trong nước và dùng chế biến.
Nông dân xã Đức Chính tấp nập thu hoạch cà rốt vụ đông xuân.
Nông dân xã Đức Chính tấp nập thu hoạch cà rốt vụ đông xuân.
Thương lái đến tận ruộng thu mua cà rốt cho bà con. Loại to, đều, không bị sứt sẹo giá thu mua từ 3.000 – 3.500 đồng/kg; loại xấu hơn giá từ 200 – 500 đồng/kg.
Thương lái đến tận ruộng thu mua cà rốt cho bà con. Loại to, đều, không bị sứt sẹo giá thu mua từ 3.000 – 3.500 đồng/kg; loại xấu hơn giá từ 200 – 500 đồng/kg.
Công nhân phân loại cà rốt trước khi đưa vào đóng gói đưa đi tiêu thụ.
Công nhân phân loại cà rốt trước khi đưa vào đóng gói đưa đi tiêu thụ.

 

Bài, ảnh: Minh Huệ