dd/mm/yyyy

Chùm ảnh: Đến vùng cao Háng Đồng ăn Tết Nguyên đán

Vào những ngày Tết, các chàng trai, cô gái Mông trao nhau những câu hát, tiếng khèn, ánh mắt, quả pao... không khí nhộn nhịp, vang vọng cả núi rừng.


Lên Háng Đồng xem người Mông ăn tết

Vào những ngày Tết âm lịch ở các bản làng của người Mông, thuộc xã Háng Đồng (Bắc Yên, Sơn La), các chàng trai cô gái đều khoác trên mình những bộ trang phục dân tộc sặc sỡ cùng nhau đi vui xuân. Những quả pao được các cô gái, các chàng trai Mông trao đi trao lại, những điệu múa khèn, tiếng sáo líu lo, cùng những lời hát giao duyên đã tạo nên một không khi vui tươi, ấm cúng của ngày Tết nơi được mệnh danh là cổng trời, với độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển.

Chùm ảnh: Đến vùng cao Háng Đồng ăn Tết Nguyên đán - Ảnh 1.

Khung cảnh ở xã Háng Đồng được bao phủ bởi những lớp sương mù (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) trong những ngày đầu xuân năm mới. Ảnh: Hà Hoàng.

Chùm ảnh: Đến vùng cao Háng Đồng ăn Tết Nguyên đán - Ảnh 2.

Ném Pao được xem là trò chơi dân gian truyền thống, đặc sắc của người dân tộc Mông ở Tây Bắc nói chung và ở huyện Bắc Yên nói riêng. Ảnh: Hà Hoàng.

Chùm ảnh: Đến vùng cao Háng Đồng ăn Tết Nguyên đán - Ảnh 3.

Trò chơi ném páo đã có từ lâu đời và được truyền lại đến ngày nay, người Mông xem chúng như không có tuổi, cứ gắn bó suốt cuộc đời của họ. Quả Pao còn là một vật để minh chứng cho tình yêu của đôi lứa của người dân tộc Mông. Ảnh: Hà Hoàng.

Chùm ảnh: Đến vùng cao Háng Đồng ăn Tết Nguyên đán - Ảnh 4.

Khi ném Pao, là lúc trai gái trao nhau những ánh mắt nụ cười cho nhau. Cùng ném Pao và trao nhau tình cảm, khi mà người con trai mến một cô gái nào thì giữ quả pao để lấy cớ đó cầm đến nhà hay tìm gặp cô gái để bày tỏ tình cảm, khi thấy hợp nhau họ sẽ cùng hẹn hò và trở thành tình nhân của nhau. Ảnh: Hà Hoàng.

Chùm ảnh: Đến vùng cao Háng Đồng ăn Tết Nguyên đán - Ảnh 5.

Các chàng trai, cô gái Mông chơi ném pao trong những ngày Tết. Ảnh: Hà Hoàng.

Chùm ảnh: Đến vùng cao Háng Đồng ăn Tết Nguyên đán - Ảnh 6.

Chơi Tù lu cũng là trò chơi được các chàng trai Mông ở xã Háng Đồng chơi trong dịp Tết, đây là trò chơi thể hiện sức mạnh của các chàng trai. Ảnh: Hà Hoàng.

Chùm ảnh: Đến vùng cao Háng Đồng ăn Tết Nguyên đán - Ảnh 7.

Trong tín ngưỡng truyền thống, thì nét tương đồng của người Mông với các dân tộc khác là cứ mỗi độ xuân về, người dân tộc Mông dù làm ăn ở xa cũng nhớ ngày Tết cổ truyền của mình mà về thắp hương tổ tiên, mong các ông bà tổ tiên phù hộ cho gia đình luôn mạnh khỏe, làm ăn thuận lợi. Ảnh: Hà Hoàng.

Chùm ảnh: Đến vùng cao Háng Đồng ăn Tết Nguyên đán - Ảnh 8.

Bàn thờ để chính giữa hướng ra cửa chính, chỉ có một bát hương. Ở bàn thờ, người Mông dùng một tờ giấy bản to dán lên tường rồi dán giấy đỏ và các tờ giấy gấp các màu nhỏ hơn biểu tượng cho sức khỏe. Ngoài ra, người Mông còn thờ 2 bếp chính, thắp hương liên tục 3 ngày để thần bếp giúp họ luôn giữ ngọn lửa, xua đuổi tà ma và thú dữ. Ảnh: Hà Hoàng.

Chùm ảnh: Đến vùng cao Háng Đồng ăn Tết Nguyên đán - Ảnh 9.

Để đón 1 cái Tết đoàn viên bên gia đình và người thân, bà con dân tộc Mông ở xã Háng Đồng đã cùng nhau đụng lợn đến đón năm mới phát lộc, phát tài. Ảnh: Hà Hoàng.

Chùm ảnh: Đến vùng cao Háng Đồng ăn Tết Nguyên đán - Ảnh 10.

Lực lượng Công an Bắc Yên đang tham gia cho chơi giã bánh dày và ăn Tết cùng đồng bào Mông, gắn kết tình cảm quân dân. Ảnh: Hà Hoàng.

Chùm ảnh: Đến vùng cao Háng Đồng ăn Tết Nguyên đán - Ảnh 11.

Ngoài việc ăn Tết cùng đồng bào dân tộc, Công an huyện Bắc Yên còn tổ chức trao tặng quà cho bà con và học sinh các điểm trường tại bản Làng Sáng, xã Háng Đồng. Đây là địa bàn vất vả, khó khăn nhất của huyện Bắc Yên khi năm nay mới có điện về bản. Ảnh: Hà Hoàng.

Chùm ảnh: Đến vùng cao Háng Đồng ăn Tết Nguyên đán - Ảnh 12.

Nụ cười trẻ thơ vùng cao Háng Đồng. Ảnh: Hà Hoàng.

Chùm ảnh: Đến vùng cao Háng Đồng ăn Tết Nguyên đán - Ảnh 13.

Lực lượng Công an huyện Bắc Yên đến thăm và tặng quà người có uy tín trong bản nhân dịp Tết. Ảnh: Hà Hoàng.

Chùm ảnh: Đến vùng cao Háng Đồng ăn Tết Nguyên đán - Ảnh 14.

Hoa đào nở khoe sắc ở nơi được mệnh danh là cộng trời Háng Đồng (Bắc Yên), báo hiệu xuân đã gõ cửa mọi nhà, mọi người nơi rẻo cao. Ảnh: Hà Hoàng.

 Trao đổi với PV, Thượng tá Lý Văn Thành – Trưởng Công an huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La cho biết: Ngoài thực hiện công tác thiện nguyện, chúng tôi còn kết hợp nắm tình hình, đảm bảo an ninh trật tự phục vụ cho bà con ăn Tết vui vẻ. Từ những việc làm nhỏ đó đã tạo được sự gắn kết giữ người dân với cán bộ, chiến sỹ, tạo hình ảnh đẹp của trong lòng nhân dân. 

Hà Hoàng