dd/mm/yyyy

Các tỉnh Tây Nguyên căng mình chống bão số 12, nguy cơ lũ lụt

Sau khi càn quyét tại Khu vực Nam Trung Bộ, bão số 12 hướng vào các tỉnh Tây Nguyên với sức gió giật cấp 11 đổ bộ vào các tỉnh Tây Nguyên gây thiệt hại nặng nề. Các địa phương đang khẩn trương ứng phó với tình hình lũ lụt.

Khẩn trương xả lũ tại các hồ đập tại Tây Nguyên đề phòng lũ lụt

Theo Trung tâm Dự báo KTTV TU, hồi 13 giờ ngày 04.11, vị trí tâm bão ở khoảng 12,5 độ Vĩ Bắc; 107,9 độ Kinh Đông, trên khu vực Nam Tây Nguyên. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp trên khu vực Campuchia.

Gia Lai mưa lớn nước lũ dâng cao

Đến 11h30 ngày 4.11, mưa vẫn còn xuất hiện ở nhiều huyện thị ở Gia Lai. Tại Krông Pa, nước lũ đã mấp mé thành cầu Ia Mlah, chảy cuộn đục ngầu, khả năng cao tràn cầu.

Phó Chủ tịch huyện Krông Pa Tạ Chí Khanh cho biết: Tại huyện Krông Pa – giáp ranh Phú Yên, mưa đang trên diện rộng, gió giật cấp 3, cấp 4. “Các hồ đập, nước đã vượt tràn đang tiến hành xả ở mức 300m2/s. Do có mưa, một số cây hoa màu có độ cao như ngô, mía bị ngã. Vụ mùa thì bà con đã thu hoạch hết rồi, mức độ ngập và hư hại, tới nay trưa 4.11 chưa có báo cáo. Nước rút thì Krông Pa sẽ không ảnh hưởng gì”, ông Khanh tường thuật.

Nước lũ mấp mé tràn cầu Ia Mlah (huyện Krông Pa, Gia Lai). Ảnh Đình Văn.

Tại Ayun Pa, Chủ tịch TX.Ayun Pa – ông Nguyễn Văn Lộc thông tin, mưa to diễn ra vào sáng sớm, đến gần trưa 4.11 đã tạnh. Gió nhẹ. “Do chủ động phòng bão số 12, các hồ đập đã xả nước hôm thứ tư (ngày 1.4). Hôm trước, các hồ xả 350m3/s giờ xả xuống 300m3/s. Hiện, thị xã chỉ đạo tất cả các lực lượng túc trực tại các sông suối, vùng thấp để báo cáo, ứng phó”, ông Nguyễn Văn Lộc nói.

Chủ tịch huyện Ia Pa – ông Nguyễn Thế Hùng thông tin: Khu vực huyện không có gió, mưa không lớn. Khoảng 12h30, các hồ đập thủy lợi, thủy điện bắt đầu xả lũ. Hiện tại mức nước sông chưa lớn. Hôm qua (3.11), tại UBND huyện, ông Hùng chỉ đạo cuộc họp khẩn, yêu cầu tất cả các xã lên phương án ứng phó, không để xảy ra thiệt hại.

Nhiều cây xà cừ bật gốc, ngả rạp tại TX. Ayun Pa (Gia Lai). Ảnh Đ.V

Sáng 4.11, Chủ tịch huyện Ia Pa Nguyễn Thế Hùng đi kiểm tra tại hai xã vùng thấp là Ia Trốk và Ia Broăi. “Hai xã vẫn an toàn, người dân chưa bị ảnh hưởng”, ông Hùng thông báo.

Kiểm tra khu vực hạ tầng đường giao thông, đường thủy, Giám đốc Sở GTVT Gia Lai Nguyễn Hữu Quế – có mặt tại huyện Krông Pa, TX. Ayun Pa cho biết: “Đèo Tô Na (huyện Krông Pa) bị sạt lở nhẹ, khoảng 3-4m3 đất, đá tràn xuống đường. Máy xúc, máy đào được chỉ đạo khơi thông, dọn dẹp. Nước ở một số hồ trên núi tràn xuống khá lớn. Nhiều hộ dân đang đứng ở thành các cầu “thăm dò” mực nước để ứng phó”.

Tại Đắk Lắk nhiều nơi vẫn bị cô lập

Sau khi tàn phá khu vức Nam Trung Bộ, bão số 12 tiếp tục di chuyển sang khu vực Tây Nguyên, gây thiệt hại tài sản tại huyện M’Đrắk (Đắk Lắk), chia cắt nhiều thôn buôn.

Huyện M’Đrắk đã tổ chức lực lượng gác chặn, thường xuyên kiểm tra, cắm biển cảnh báo nguy hiểm, trực 24/24 để kịp thời báo cáo hiện trạng công trình nhằm giảm thiểu thiệt hại, tích cực vận động người dân tại một số xã di dời người, tài sản khỏi những điểm có nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống.

Hàng chục nhà bị sập và tốc mái tại Krông Bông, Đắc Lắc do bão số 12

Ở huyện Krông Bông, mưa vẫn tiếp tục kéo dài trên diện rộng, gió giật mạnh. Gió lốc mạnh đã làm 4 căn nhà bị sập, 60 căn nhà và các công trình công cộng bị tốc mái, trong đó có trụ sở làm việc của hội đồng nhân dân và trạm y tế xã Yang Mao, 40 héc ta hoa màu bị ngập úng.

Các sông trên lưu vực Srê Pôk, Krông Năng có khả năng xảy ra một đợt lũ vừa đến lũ lớn. Mực nước đỉnh lũ tại trạm Giang Sơn, Bản Đôn có thể đạt từ báo đông II đến báo động III. Do đó, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các địa phương chuẩn bị mọi phương án đảm bảo an toàn tài sản và tính mạng cho người dân ở khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Nhiều công trình bị tốc mái, hư hỏng nặng, gây thiệt hại lớn về tài sản.

Trước đó, tại tỉnh này đã có mưa lớn trong 2 ngày 31-10 và 1-11 khiên cho, bốn thôn, buôn tại huyện M’Đrắk, Đắk Lắk hiến vẫn còn bị cô lập.

Ông Hòa Quang Khiêm – chủ tịch UBND huyện Ma Đrắk – cho biết, địa phương đang tích cực vận động bà con di dời người và tài sản khỏi những điểm có nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống trong những đợt mưa tiếp theo. Huyện cũng gấp rút triển khai công tác ứng phó với tình hình lũ lụt.

Trong đợt mưa lũ kéo dài vừa qua, trên địa bàn huyện M’Đrắk mực nước tại các sông, suối dâng cao, nhiều cầu, cống đã bị ngập, chia cắt giao thông tại một số thôn, buôn.

Đặc biệt tại xã xã Cư Prao, do mưa lớn cục bộ, làm nước chảy xiết đã cuốn trôi cầu tràn liên hợp ngầm Ea MLay khiến Buôn Zô, Buôn Năng, Buôn Pa và thôn Đắk Phú bị chia cắt hoàn toàn, không đi lại được.

Ngoài ra, các điểm ngầm tại thôn 2, thôn 5 của xã Cư Prao cũng bị ngập nặng, không đi lại được; ngầm thôn 4 bị nước xoáy sâu vào mặt đường gây ra hiện tượng sạt lở.

“Huyện huy động lực lượng sửa chữa cầu dân sinh, làm cầu tạm để thông tuyến tạm thời cho người dân đi lại, sinh hoạt trong những trường hợp có thể khắc phục được”, ông Khiêm nói.

Tỉnh Lâm Đồng 2 người chết do bão, nhiều nhà bị tốc mái

Thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn cho biết, tại huyện Lạc Dương đã có 2 người chết nhưng chưa xác minh được nhân thân và địa điểm, cùng đó, đã có nhà bị sập. 

Từ sáng nay 4.11, do ảnh hưởng của cơn bão số 12, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng xuất hiện mưa lớn kèm theo gió giật mạnh. Nhiều cây cối tại TP.Đà Lạt và H.Lạc Dương đã bị gió quật gãy đổ.

Đặc biệt, lúc 8 giờ 30, một cây tùng cổ thụ khoảng 60 năm tuổi trên đường Yersin, P.10, TP.Đà Lạt bị gió giật ngã, đổ ập vào một cửa hàng chuyên kinh doanh gas nhưng rất may vào thời điểm này vị trí cây gãy đổ xuống không có người.

Nhiều cây cối tại TP.Đà Lạt và H.Lạc Dương đã bị gió quật gãy đổ.

Đường từ thị trấn Lạc Dương đi xã Đạ Sar ( H.Lạc Dương) có nhiều cây ngã đổ, nhiều nhà bị tốc mái.

Ông Phan Công Ngôn, Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi tỉnh Lâm Đồng cho biết, do mưa lớn, nước về các hồ dâng nhanh, nên hiện nay tất cả các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã xả lũ với lưu lượng khoảng 75m3/s.

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 12 đang càn quét trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ, ngành thủy lợi Lâm Đồng cảnh báo, mưa bão có thể gây lũ quét đột đột tại các sông suối, vùng trũng thấp, đề nghị người dân nâng cao cảnh giác và không ra ngoài nếu không thực sự cần thiết.

Đến trưa 4.11, trên địa bàn Lâm Đồng mưa ngày càng lớn và gió vẫn giật mạnh.

Đến trưa ngày 4.11, trên địa bàn Lâm Đồng mưa ngày càng lớn và gió vẫn giật mạnh

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng, để tránh rủi ro do cơn bão số 12 gây ra, sở này đã chỉ đạo tất cả các trường học cho học sinh nghỉ học trong ngày 4.11, sau đó các trường sẽ bố trí học bù vào thời điểm thích hợp.

Để đảm bảo an toàn, các nhà xe chạy tuyến Đà Lạt – Nha Trang qua đèo Khánh Vĩnh cũng đã tạm ngừng hoạt động để chờ bão tan.

Đến trưa ngày 4.11, trên địa bàn Lâm Đồng mưa ngày càng lớn và gió vẫn giật mạnh!

Nguyên Minh