dd/mm/yyyy

Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) tăng 48% doanh thu trong tháng 8/2023, vì sao không công bố lợi nhuận?

Công ty không công bố lợi nhuận. Theo HAGL, thuận theo ý kiến cổ đông tại Hội nghị mới đây, HAGL sẽ cập nhật lợi nhuận định kỳ theo quý.
Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) tăng 48% doanh thu trong tháng 8/2023, không công bố lợi nhuận

Công ty không công bố lợi nhuận. Theo HAGL, thuận theo ý kiến cổ đông tại Hội nghị mới đây, HAGL sẽ cập nhật lợi nhuận định kỳ theo quý.

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG) vừa công bố tình hình kinh doanh tháng 8/2023 ghi nhận doanh thu 660 tỷ đồng - tăng 48% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, doanh thu ngành chăn nuôi đạt 182 tỷ, doanh thu cây ăn trái 338 tỷ, doanh thu phụ trợ đóng góp 140 tỷ đồng.

Theo HAGL, sản lượng ngành chăn nuôi trong tháng 8 đạt 32.582 con heo thịt, ngành cây ăn trái đạt 30.900 tấn chuối.

Công ty không công bố lợi nhuận. Theo HAGL, thuận theo ý kiến cổ đông tại Hội nghị mới đây, HAGL sẽ cập nhật lợi nhuận định kỳ theo quý.

Nửa đầu năm 2023, Công ty ghi nhận doanh thu 3.147 tỷ đồng, trong đó chăn nuôi heo đóng góp 1.007 tỷ và ngành cây ăn trái 1.271 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp nửa đầu năm vào mức 638 tỷ, tăng 37% so với cùng kỳ; trong đó chăn nuôi đóng góp 97 tỷ và cây ăn trái góp 485 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm của HAGL vào mức 405 tỷ đồng (riêng lợi nhuận khác chiếm 240 tỷ đồng), giảm 23% so với nửa đầu năm ngoái. So với kế hoạch lợi nhuận cả năm là 1.130 tỷ đồng, HAGL đã thực hiện được 36% chỉ tiêu sau 6 tháng.

Theo HAGL, khoản lợi nhuận khác này chủ yếu đến từ lãi do giao dịch mua rẻ công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Bolaven , doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế gần 85 tỷ đồng trong quý 2/2023.

Một số cập nhật về kinh doanh của HAGL tính đến hiện tại:

Thứ nhất , tháng 5 vừa qua HAGL đã lập công ty liên kết bên Trung Quốc, trong đó HAGL nắm 50% vốn (đối tác Trung Quốc nắm 50% vốn). Nếu xưa kia HAGL bán chuối sỉ theo đường nhập khẩu, định kỳ lên sàn đấu giá… thì nay Công ty đã có thể đưa thẳng chuối có thương hiệu vào các kênh siêu thị.

Được biết, đối tác liên kết của HAGL là một công ty chuyên ủ chuối và đưa vào kênh siêu thị. Lợi thế của công ty này là có sẵn đầu mối bán lẻ. Thương hiệu chuối HAGL bán lẻ sang Trung Quốc là Pleiku Sweet (chuối siêu ngọt Pleiku), được đóng gói theo quy cách Nhật với số lượng nhỏ khoảng 3-4 trái.

Theo bầu Đức, kênh tiêu thụ này giúp sản phẩm của công ty ổn định giá hơn trước. Hiện sản lượng xuất vào khoảng 100 container/tháng.

"Dự kiến sắp tới sẽ tăng lên vì “bán bao nhiêu họ ăn hết bấy nhiêu" - Ông Đức cho biết.

Mặt khác, tình hình kinh doanh chuối từ đầu năm đến nay khá tốt, giá xuất hiện vào khoảng 10,5 USD/thùng, cao hơn so với cùng kỳ chỉ hơn 7 USD/thùng.

Thứ hai, HAGL đang lên kế hoạch phát hành riêng lẻ mới. Chia sẻ với chúng tôi, bầu Đức không phủ nhận việc đã có nhà đầu tư mới và sắp lên kế hoạch chi tiết. Tuy nhiên, ông Đức không chia sẻ cụ thể.

Trước đó hồi tháng 4/2023, Công ty đã không thành công trong đợt phát hành riêng lẻ (dự thu 1.700 tỷ đồng) thông qua hồi năm 2022, nguyên nhân do diễn biến giá cổ phiếu trên thị trường không phù hợp với giá chào bán nên các nhà đầu tư đã từ chối mua.

Thứ ba , HAGL đã nâng tổng diện tích sầu riêng lên 1.200ha. Trong bối cảnh sầu riêng đang “nóng”, mùa thu hoạch đầu tiên của HAGL dự đóng góp 38 tỷ đồng (số lượng thu hoạch ở Gia Lai khoảng 500 tấn). Sầu riêng hiện được thương lái thu mua tại vườn với giá khoảng 77.000 đồng/kg, so với giá vốn khoảng 14.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, năm 2023 diện tích thu hoạch sầu riêng vẫn chưa nhiều nên chưa ghi nhận đáng kể vào BCTC Công ty. Trồng từ năm 2018, dự kiến năm 2024 sầu riêng sẽ được thu hoạch trên diện tích 1.000ha và dự đóng góp lớn hơn về doanh thu cho HAGL.

Cuối cùng , bầu Đức cũng tiết lộ về những “phát minh” mới của Công ty liên quan đến nông nghiệp tuần hoàn 100%. Ông Đức cho biết, toàn bộ chất thải từ chăn nuôi sẽ không bị HAGL thải ra môi trường, mà sử dụng và bằng phương pháp thuỷ phân để tạo thành phân bón cho chuối. Đây là đóng góp khác của ông Trần Văn Dai.

HAGL bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

Trước đó, HAGL cũng vừa công bố BCTC hợp nhất bán niên 2023 đã được soát xét. Theo đó, lợi nhuận nửa đầu năm nay đạt 385 tỷ đồng, giảm 137 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước (giảm 26%) và giảm 20 tỷ đồng so với báo cáo tự lập. Hoàng Anh Gia Lai đã có lãi 9 quý liên tiếp.

HAGL chưa thanh toán hơn 350 tỷ đồng tiền lãi trái phiếu cho BIDV trong nửa đầu năm, sẽ tất toán hơn 3.800 tỷ đồng trái phiếu vào quý 3/2023 - Ảnh 3.

Mặc dù vậy, tại báo cáo soát xét, đơn vị kiểm toán Ernst & Young nhấn mạnh việc tại ngày 30/6, công ty này đang lỗ lũy kế 2.959 tỷ đồng và nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn 2.004 tỷ đồng. Ngoài ra, HAGL cũng đang vi phạm một số cam kết đối với hợp đồng trái phiếu và đang chưa thanh toán các khoản nợ gốc vay và lãi trái phiếu đến hạn thanh toán.

Các điều kiện này cho thấy có sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục.

Giải trình ý kiến của kiểm toán, HAGL cho biết, tại ngày lập BCTC bán niên đã được soát xét, tập đoàn đã lập kế hoạch cho 12 tháng tiếp theo bao gồm dòng tiền dự kiến sẽ được tạo ra từ việc thanh lý một phần các khoản đầu tư tài chính, thu hồi nợ từ các đối tác, dòng tiền từ việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các cổ đông, tiền đi vay các ngân hàng thương mại và dòng tiền tạo ra từ các dự án đang triển khai.

Công ty cũng đang trong quá trình làm việc với các bên cho vay về điều chỉnh các điều khoản đã bị vi phạm của các hợp đồng vay và trái phiếu có liên quan. Công ty đang trong quá trình đàm phán tái cơ cấu một số khoản nợ quá hạn, đồng thời hoạt động kinh doanh từ heo và chuối tiếp tục tạo ra nguồn tiền lớn trong năm 2023.

Doanh nghiệp có thể hoàn trả các khoản nợ khi đến hạn và tiếp tục hoạt động trong kỳ kế toán tiếp theo.

Tại ngày 30/6, HAGL có vay nợ ngắn hạn 4.115 tỷ đồng và vay nợ dài hạn 3.970 tỷ đồng, tổng cộng khoảng 8.100 tỷ đồng. 

Theo Nhịp sống thị trường