dd/mm/yyyy

Làm và chia sẻ về nông nghiệp công nghệ cao

TP.HCM có cấu trúc nông thôn, loại hình nông nghiệp và lực lượng lao động đặc thù, khác với nhiều địa phương. Việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học để phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là giải pháp quan trọng.

Cảm hứng từ nước Úc

Làm việc nhiều năm ở Úc, ông Peter Hồng - Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nhân người Việt ở nước ngoài vốn kinh doanh tài chính nhưng vẫn muốn làm được gì đó cho quê hương sau khi nhìn thấy những bước tiến thần kỳ từ nông nghiệp nước này.

Ông Hồng kể, Úc là một quốc gia đất rộng người thưa, ít mưa, thường xuyên xảy ra khô hạn. Đất nước này không có một ngành nghề nào gọi là truyền thống, kể cả nông nghiệp. Cho nên tất cả cây trồng, vật nuôi và công nghệ sản xuất hiện đang sử dụng ở Úc đều có nguồn gốc từ... nhập khẩu. Chính phủ Úc đã cho xây dựng các Trung tâm nghiên cứu để nhập khẩu giống và công nghệ, kiểm chứng, ứng dụng đại trà và thực hiện tiếp thu công nghệ.

Dự án trồng rau sạch theo công nghệ thủy canh nhà kính của ông Peter Hồng thu hút sự quan tâm của nhiều nông dân TP. Hồ Chí Minh.
Dự án trồng rau sạch theo công nghệ thủy canh nhà kính của ông Peter Hồng thu hút sự quan tâm của nhiều nông dân TP. Hồ Chí Minh.

Chính phủ Úc còn thành lập hàng loạt Trung tâm chuyên ngành để nghiên cứu, cải thiện, và chuyển giao kiến thức công nghệ cho nông dân. Mỗi Trung tâm phụ trách một ngành hàng riêng trên một vùng sinh thái thích hợp, để giải quyết dứt điểm những khó khăn của vùng đó. Việc vận hành các trung tâm này đã giúp Bộ Nông nghiệp Úc giải quyết kịp thời các vấn đề theo từng loại nông sản.

Với các chính sách hữu hiệu của Chính phủ, Úc không chỉ tự cung cấp nguồn lương thực cho người dân trong nước mà còn xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp ra toàn thế giới. Lực lượng

Hoạt động đào tạo, tập huấn nói trên không nhất thiết không thuộc phạm chính quy ở học đường, kể cả đại học. Hoạt động này chủ yếu là đào tạo chuyên nghiệp và thực nghiệp chứ không phải chỉ theo lối từ chương. “Công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho NNCNC và các dự án IoT cho nông nghiệp là vô cùng cấp thiết và cần phải quy hoạch, chỉnh đốn kịp thời nếu TP.HCM và cả nước thực sự muốn đuổi kịp thế giới”, GS. Mô chia sẻ.

lao động trong nông nghiệp của Úc khoảng 400.000 người, chiếm 4% so cả nước. Tuy nhiên, nước Úc có chỉ số tự cung cao nhất thế giới, trung bình một nông dân Úc có thể nuôi 190 người.

Từ những gì mắt thấy tai nghe tại Úc, cùng với những chính sách kêu gọi đầu tư của Việt Nam, ông Hồng đã quyết định thành lập doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ngay trong nước. Dường như vô lý khi Việt Nam là nước nông nghiệp nhưng việc tìm được một nguồn cung cấp thực phẩm sạch còn khó khăn. “Vì vậy, tôi đã không ngần ngại quyết định đầu tư thực hiện dự án trồng rau sạch theo công nghệ thủy canh nhà kính ngay ở quận 2, TP.HCM”, ông Hồng nói.

Dự án ra đời năm 2015 với quy trình nghiêm ngặt đạt tiêu chuẩn Global GAP đầu tiên ở Việt Nam. Chỉ sau 10 tháng đầu tư, dự án đã thu hồi vốn. Diện tích vườn rau khởi đầu rộng 3.000m2 nay đã tăng lên thành 10.000m2, với sản lượng đạt 50-54tấn/tháng.

Thành công của dự án là góp phần tạo cho người dân ở TP.HCM có thêm niềm tin và suy nghĩ mới về sản phẩm nông nghiệp sạch. Cũng từ dự án rau sạch này, đã có nhiều sinh viên được tiếp cận, thực hành NNCNC cao ngay tại Việt Nam. Nhiều địa phương cũng đã cử đoàn cán bộ nông nghiệp đến tham quan, học tập nhân rộng mô hình.

Đào tạo nguồn nhân lực

Ông Hồng cho rằng cùng với công nghệ thông tin, hiện NNCNC là lĩnh vực tiềm năng thu hút các nhà đầu tư. Nông nghiệp cũng là một lĩnh vực kinh tế quan trọng trong quá trình đổi mới và phát triển của thành phố. Tuy nhiên, ngành NNCNC trên địa bàn vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng khoa học công nghệ và các nguồn lực của thành phố.

Nhìn ra cả nước, kết quả đạt được còn hạn chế. Ông Hồng cho rằng nguyên nhân cơ bản đang là rào cản chính là nước ta đang thiếu đi đội ngũ phụ trách nông nghiệp được đào tạo bài bản, nghiêm túc; nhất là đội ngũ ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã nên người nông dân thiếu đi sự định hướng, tư vấn.

GS. TS. Đặng Lương Mô – Việt kiều Nhật – Nhà khoa học uy tín trong lĩnh vực vi mạch trên thế giới, cũng cho rằng TP.HCM cần bắt nhịp NNCNC nhanh hơn. Ông nhớ lại 10 năm trước, một đoàn đại biểu Quốc hội từng vào TP.HCM nghe ý kiến kiều bào đối với dự thảo Luật công nghệ cao.

Khi đó, ông đã kiến nghị trong Luật công nghệ cao, nên có điều khoản bó buộc tất cả các cơ sở nghiên cứu khoa học đều phải có một tỷ lệ nhất định nghiên cứu về nông nghiệp. Năm 2018, Luật này được thông qua. Đến năm 2010, Khu nông nghiệp công nghệ cao mới đi vào hoạt động, dù đã có quyết định khởi công từ năm 2004.

Cho tới mấy năm gần đây, sự phát triển vượt bậc của cách mạng công nghệ thổi sinh khí vào tất cả các lĩnh vực; tiếp đó là với sự phát triển và dần dần phổ cập của mạng vạn vật (IoT). Người ta nghe nhắc rất nhiều đến cách mạng 4.0 trong nông nghiệp.

GS. Mô băn khoăn không biết những nông dân truyền thống trong nước vốn chỉ quen canh tác theo mô hình “một nắng hai sương” liệu có nắm vững hết được nội dung NNCNC hay không; có thể sử dụng và phát triển hơn nữa nền NNCNC hay không? Bởi vì, NNCNC đòi hỏi huy động tất cả nguồn tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, kết hợp những công cụ, áp dụng những quy trình để ngày một cải tiến hơn nữa chất lượng của sản phẩm và quy trình nuôi trồng.

NNCNC đòi hỏi một nỗ lực toàn diện của cả 3 nhà: nhà nông, nhà nước và nhà khoa học. Hơn thế nữa, nó đòi hỏi phải có rất nhiều tiền đầu tư vào thiết bị sản xuất và nghiên cứu quy trình sản xuất. Tức là còn cần đến nhà thứ tư: Nhà đầu tư. Nhưng như thế vẫn chưa đủ.

GS. Mô cho rằng để nông dân có thể làm quen, thông hiểu phương pháp và sử dụng thành thạo quy trình sản xuất NNCNC, cần phải tổ chức đào tạo, tập huấn nhiều hơn nữa. Công tác này nên được áp dụng cho nhiều thành phần; không chỉ gồm lực lượng lao động trực tiếp, mà còn cả công viên chức nhà nước – những người nắm vai trò quy hoạch, nghiên cứu chuỗi cung ứng, cho tới cán bộ nông nghiệp - những người sẽ hướng dẫn nông dân, công nhân trong NNCNC.

Bài, ảnh: Nguyên Vỹ