dd/mm/yyyy

Hướng đi mới của đệ nhất trồng thanh long Điện Biên

Trên khu vực tỉnh Điện Biên có không ít các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch có hiệu quả kinh tế cao. Trong đó nếu nhắc đến mô hình trồng thanh long chắc hẳn không ít người biết đến anh Đinh Bá Bình, đội 2, Bãi mầu, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

 Là 1 trong 67 hộ trong danh sách xét duyệt nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp trung ương. Anh Đinh Bá Bình đã tìm ra cho mình một hướng đi bền vững và đem lại hiệu quả king tế cao. 

Khởi nghiệp từ những năm 2003 với số vốn ít ỏi chỉ vài chục triệu của hai vợ chồng. Với sự hiểu biết và tầm nhìn xa cộng xuất phát gia đình từ nông nghiệp, anh Bình đã quyết cùng vợ làm kinh tế từ việc trồng cây thanh long giống Malaysia ruột trắng tai dầy. Những ngày đầu vì thiếu kinh nghiệm cũng như thiếu vốn mà trong khoảng thời gian dài anh chỉ trồng và nhân giống thanh long lên được khoảng 100 hốc. Đến những năm 2009 - 2010 có trương trình trồng thí nghiệm cây thanh long  của tỉnh, anh Bình đã mạnh dạn đầu tư phát triển vườn thanh long của gia đình, đến năm 2013 sau 3 năm anh Bình đã có 700 hốc thanh long ruột đỏ tai thưa. Đến nay sau 1 thời gian dài nghiên cứu và phát triển anh Bình đã tìm ra cho mình hướng đi vững chắc, cùng kỹ thuật nhiều năm tích góp lại anh chọn các trụ giống tốt nhất, phát triển mạnh nhất thu ngọn vườn trồng lại còn khoảng 500 hốc chủ yếu là giống thanh long ruột đỏ tai thưa.

Trên trồng thanh long dưới trồng xen mầu - Hướng đi mới của đệ nhất trồng thanh long Điện Biên - Ảnh 1.

Hành lá được anh Bình trồng dưới tán trụ thanh long xanh rì tươi tốt.

Anh Bình chia sẻ: "Thanh long là loại cây không kén đất, dễ chăm sóc, thu hoạch gần như là cả năm. Cứ từ tháng 4 đến tận tết vườn nhà tôi đều cho trái. Dịp chín dộ cho thu hoạch cao nhất là vào khoảng tháng 5 tháng 6. Mỗi trụ cho từ 50kg quả trở lên mỗi năm, lúc cao giá bán được từ 25.000 đồng/1kg quả. Lúc thường cũng bán 15.000 đồng đến 20.000 đồng/1kg. Tôi tự cân đối khoảng thời gian trong năm để thanh long cho quả chín dộ mỗi tháng 2 lần vào khoảng các ngày mùng một hay ngày rằm để bán được giá cao hơn. Mỗi năm trừ chi phí tôi thu về khoảng 200 triệu đồng từ thanh long".

" Sau một thời gian trồng thanh long tôi thấy đất phía dưới trụ trồng lãng phí quá nên tôi quyết định trồng xen thêm hoa màu, trước tôi trồng thử nghiệm nhiều loại hoa mầu khác nhau, nhưng do nhu cầu thị trường và cho hiệu quả cao hơn cả là hành lá và cải ngọt cùng 1 số loại rau thơm. Chủ yếu tôi bón phân chuồng nên đất rất tốt. Vì thế cả thanh long và hoa mầu của tôi đều cho hiệu quả kinh tế cao. Riêng về rau tôi bán hàng năm thu về cũng được cả trăm triệu đồng" anh Bình chia sẻ thêm.

Trên trồng thanh long dưới trồng xen mầu - Hướng đi mới của đệ nhất trồng thanh long Điện Biên - Ảnh 2.

Anh Bình là 1 trong 67 hộ trong danh sách xét duyệt nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp trung ương giai đoạn 2012 - 2016.

Hỏi về việc sâu bệnh và cách chữa trị ra sao, anh Bình cho biết thêm: " Thanh long rất ít khi bị bệnh. Chỉ khi mùa mưa đến, nếu mưa kéo dài gây ngập úng thì thanh long mới bị thối cành hay đốm quả (bệnh thán thư) chỉ cần cắt tỉa cành và phun thuốc là hết. Ngoài ra thanh long đễ bị kiến lửa, kiến riện hay ruồi đục trái tấn công có thể phòng trị dễ dàng bằng các loại thuốc trừ côn trùng"

Với kinh nghiệp trồng trọt lâu năm, cũng như đi đầu trong việc trồng thanh long mà anh Bình rất có tiếng trong khu vực tỉnh Điện Biên. Hằng ngày hay vào các ngày rằm, mùng 1 các thương lái tự đến nhà anh nhập thanh long và rau, hoặc là anh đóng hàng gửi đi các tỉnh chứ gia đình anh chưa phải mang ra chợ bán bao giờ.

Anh Bình cho biết trong thời gian tới anh sẽ phát triển hơn nữa cả về diện tích và chất lượng vườn thanh long. Để cây thanh long đem về nguồn kinh tế chính cho gia đình.

Thu Hường