dd/mm/yyyy

Hỗ trợ nông dân sản xuất hàng hóa từ nguồn Quỹ

“Nhờ có vốn vay Quỹ HTND, tôi mua 230 nhánh nhãn Mỹ, nhãn Ido và 150 nhánh bưởi da xanh về trồng. Đây là những giống cây trồng có nhiều triển vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao”

Đó là chia sẻ của ông Huỳnh Văn Tao, khu vực Long Châu, phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.

Nhiều mô hình hiệu quả

Năm 2016, được vay 30 triệu đồng của Quỹ HTND, ông Tao đã mạnh dạn phá bỏ 7 công vườn nhãn da bò già cỗi, thu nhập thấp, trồng lại giống nhãn Mỹ, nhãn Ido và bưởi da xanh để phát triển mô hình vườn kết hợp du lịch sinh thái. Sau 3 năm cải tạo, ông Tao đã hình thành được vườn cây ăn trái chất lượng cao.

Nhờ nguồn vốn vay, ông Tao đầu tư trồng nhãn Mỹ chất lượng cao. T.T
Nhờ nguồn vốn vay, ông Tao đầu tư trồng nhãn Mỹ chất lượng cao. T.T

Ông Tao cho biết: Bắt đầu từ tháng 7.2018, 30 gốc nhãn Mỹ trồng đầu tiên đã cho trên 300kg trái. Hiện tại, nhãn Mỹ có giá dao động từ 16.000 - 40.000 đồng/kg. Nhãn Mỹ có ưu điểm hạt nhỏ, vỏ mỏng, cơm dầy và giòn, ít nước, độ ngọt vừa phải nên được thị trường ưa chuộng... Từ khi chuyển sang trồng những giống nhãn có chất lượng cao, sản phẩm làm ra được các thương lái đến tận vườn thu mua, ông Tao không phải lo tìm đầu ra.

“Nhờ được Hội ND hỗ trợ vốn vay tôi mới có điều kiện cải tạo khu vườn theo mô hình VietGAP. Tới đây, tôi sẽ trồng thêm 100 gốc thanh nhãn Bạc Liêu để phát triển vườn du lịch sinh thái, thu hút khách...” - ông Tao chia sẻ.

Tại địa bàn phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, Hội ND đã giải ngân 500 triệu đồng nguồn vốn Quỹ HTND để thực dự án “Trồng dưa hấu” với 14 hộ tham gia canh tác trên diện tích 9,7ha. Sau một năm đầu tư cho các hộ canh tác, dự án đã trồng được 4 vụ dưa hấu, thu hoạch năng

Nhờ làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, hàng năm, nguồn vốn ngân sách thành phố cấp bổ sung cho hoạt động của Quỹ HTND có sự tăng trưởng đều. Năm 2016, UBND thành phố mới cấp bổ sung cho Quỹ 2 tỷ đồng thì đến năm 2018, số vốn cấp cho Quỹ HTND đã tăng lên 6 tỷ đồng.

suất bình quân khoảng 30 tấn/ha, tổng sản lượng đạt trên 1.164 tấn. Với giá bán ngoài thị trường 4.000 đồng/kg, tổng doanh thu của cả dự án đạt gần 4,7 tỷ đồng. Sau khi trừ hết mọi chi phí đầu tư ban đầu, dự án có lợi nhuận đạt trên 2,7 tỷ đồng, bình quân mỗi hộ tham gia có mức thu nhập gần 200 triệu đồng/hộ/năm.

Ông Huỳnh Văn Việt - Chủ nhiệm dự án đánh giá: Không chỉ giúp gia tăng lợi nhuận về kinh tế, sau khi kết thúc dự án, Hội ND phường Thường Thạnh còn phát triển được 50 hội viên mới. Đồng thời, 100% các hộ tham gia dự án đã đóng góp từ 100.000- 200.000 đồng/hộ xây dựng Quỹ HTND để tiếp tục có nguồn vốn quay vòng hỗ trợ các hộ hội viên khác. Hiện nay, mô hình vẫn đang được các hội viên, nông dân trên địa bàn phường duy trì và mở rộng thêm diện tích canh tác trồng dưa hấu.

Hơn 14.000 lượt nông dân vay vốn Quỹ HTND

Ông Lê Bá Phước - Chủ tịch Hội ND thành phố Cần Thơ cho biết: Đến nay, sản xuất nông nghiệp của thành phố đã chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phù hợp với từng địa bàn, mang lại hiệu quả thiết thực. Hội viên, nông dân thành phố đã tiếp cận vốn, khoa học kỹ thuật, liên kết sản xuất.

Từ đó, có nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao, điển hình như: Mô hình nuôi cá tra, trồng cam xoàn, nhãn Ido của ông Hà Tấn Tâm ở phường Thới An có lợi nhuận trên 4 tỉ đồng/năm; mô hình sản xuất lúa giống theo tiêu chuẩn từng cấp giống của ông Trần Thanh Liêm ở phường Trung Kiên có lợi nhuận 3 tỉ đồng/năm... Nhiều tổ hợp tác (THT) hoạt động hiệu quả cao, như: THT trồng hoa kiểng phường Thốt Nốt; THT trồng cam xoàn phường Thới An; THT trồng chuối cấy mô xã Thới Hưng...

Theo ông Phước để hỗ trợ nông dân sản xuất hàng hóa, các cấp Hội ND đã tập trung nguồn lực hỗ trợ hội viên, nhất là về vốn. Cụ thể, đến nay, nguồn Quỹ HTND toàn thành phố đang quản lý trên 19,2 tỷ đồng; qua đó đã hỗ trợ cho hơn 14.000 lượt hội viên, nông dân vay vốn để triển khai thực hiện trên 30 dự án đem lại hiệu quả về kinh tế rõ rệt. Các dự án chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương như: Chăn nuôi; sản xuất lúa giống chất lượng cao; cải tạo vườn cây ăn quả phục vụ du lịch sinh thái; trồng hoa màu…

Song song với việc hỗ trợ hội viên, nông dân về nguồn vốn vay, công tác chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con cũng được các cấp Hội ND thành phố quan tâm và triển khai thực hiện thường xuyên. Các cấp Hội đã phối hợp với ngành chức năng trên địa bàn tổ chức 657 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật chăm sóc lúa, hoa màu, cây ăn trái… cho trên 22.000 lượt hội viên, nông dân tham gia.

Đức Thịnh