Thứ bảy, 18/05/2024

Tìm giải pháp giúp vải thiều được mùa nhưng không mất giá

17/06/2022 12:30 PM (GMT+7)

Thời điểm này, vải thiều Bắc Giang và Hải Dương đang vào chính vụ, chất lượng và năng suất vải thiều của hai vựa vải lớn nhất cả nước đều được đánh giá là vượt trội so với năm 2021.



Nông dân được mùa vải thiều

Tại Bắc Giang là vùng trồng vải thiều lớn nhất cả nước với tổng diện tích trồng vải khoảng 28.000 ha, trong đó, có trên 16.000 ha được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP với sản lượng đạt 180.000 tấn/năm.

Năm 2022, sản lượng vải thiều của dự kiến đạt trên 160.000 tấn, trong đó, xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Australia, EU khoảng 1.600 tấn. Riêng thị trường Trung Quốc dự kiến xuất khẩu khoảng 95.000 tấn.

Đáng chú ý, tại thủ phủ vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), những ngày này vải thiều đã chín đỏ đồi. Năm 2022 dự báo sản lượng vải thiều tươi trên địa bàn đạt khoảng 95.000 tấn, trong đó, vải chín sớm khoảng 21.000 tấn, vải chính vụ khoảng 74.000 tấn. Giá bán vải sớm cũng khá cao và ổn định dao động từ 18.000 – 35.000 đồng/kg, cao hơn so với năm ngoái.

Còn tại Hải Dương, toàn tỉnh hiện có 8.900 ha vải, trong đó Thanh Hà 3.250 ha, thành phố Chí Linh 3.400 ha, các huyện, thành phố, thị xã còn lại là 2.250 ha. Sản lượng vải thiều năm nay của tỉnh ước đạt hơn 60.000 tấn, tăng 10% so với năm 2021. Toàn bộ diện tích vải đều được hướng dẫn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và có gần 5.000 tấn đáp ứng đủ điều kiện tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, cũng như quy trình chăm sóc, thu hoạch, bảo quản.

Trong đó, vải thiều Thanh Hà, đặc sản của tỉnh Hải Dương năm nay có mẫu mã, chất lượng tốt hơn những năm trước. Đồng thời, vải thiều đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước và được xuất khẩu sang các thị trường lớn như: Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Mỹ, Pháp...

Được mùa nhưng không để mất giá

Để mở rộng đường xuất khẩu cho trái vải thiều của Việt Nam, các doanh nghiệp cũng như người dân cần tuân thủ nghiêm quy trình kỹ thuật chăm sóc để đảm bảo sản phẩm quả vải có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu cao về kiểm định chất lượng để xuất khẩu đi các thị trường và ngoài nước.

Cụ thể như xuất khẩu vải thiều vào thị trường Nhật Bản, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, sau thời gian dài đàm phán kỹ thuật, cuối năm 2019, trái vải tươi của Việt Nam đã được Chính phủ Nhật Bản chính thức mở cửa cho phép nhập khẩu. Trong hai mùa vụ 2020 và 2021, trái vải tươi Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường Nhật Bản rất thành công với lượng nhập khẩu năm đầu tiên đạt khoảng 40 tấn và tăng cao trong năm tiếp theo, đạt khoảng 300-400 tấn. Năm 2022, các doanh nghiệp nhập khẩu của Nhật Bản cũng đã làm việc từ sớm với các công ty xuất khẩu của Việt Nam về kế hoạch đưa trái vải tươi Việt Nam vào thị trường này.

Nhật Bản là thị trường có tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài, do đó, để hoạt động sản xuất và xuất khẩu đáp ứng đúng tiêu chuẩn từ nhập khẩu, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã chủ động thông tin sớm tới các cơ quan hữu quan trong nước để nhanh chóng khuyến cáo tới các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nhằm đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu từ nhà nhập khẩu.

Tìm giải pháp giúp vải thiều được mùa nhưng không mất giá - Ảnh 1.

Vải thiều Việt Nam được ưa chuộng tại nhiều thị trường lớn.


Đồng thời, các công ty Việt Nam và các đối tác Nhật Bản cũng đã đẩy mạnh hợp tác trong việc chuyển giao các công nghệ bảo quản mới của nước ngoài, giúp quả vải có thể giữ nguyên được màu sắc, hương vị trong thời gian lâu hơn so với trước đây.

Bên cạnh đó, các hợp tác xã sản xuất và người nông dân cũng chú trọng thực hiện quy trình quản lý chất lượng trong mọi khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hái để đảm bảo chất lượng sản phẩm, quả vải sau khi thu hoạch sẽ được sơ chế ngay trong vòng 3 tiếng tiếp theo để đảm bảo giữ được độ tươi ngon.

Ngoài ra, về quy cách và bao bì đóng gói, trái vải cũng được đóng gói bắt mắt hơn, với khối lượng khác nhau theo túi 1kg, 2kg hay 5kg nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Còn đối với Trung Quốc, năm nay, phía Trung Quốc siết chặt kiểm dịch và kiểm dịch Covid-19 nên việc này làm chậm tiến độ thông quan tại cửa khẩu. Ở cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), năng lực kiểm dịch mỗi ngày hiện tại chỉ được 200 xe.

Do vậy, để tìm giải pháp cho xuất khẩu vải thiều, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, đã làm việc với phía Trung Quốc, họ đồng ý dành riêng luồng xanh cho quả vải thiều Việt Nam. Các xe vải thiều lên cửa khẩu sẽ được tập kết vào bãi đỗ riêng, không chung với các trái cây và nông sản khác. Khi xe làm thủ tục kiểm dịch xong sẽ được đi đường riêng sang ngay nước bạn, không phải xếp hàng lần lượt như xe chở các loại trái cây và nông sản khác.

Bên cạnh đó, cũng lưu ý với doanh nghiệp và người dân, trước khi đưa hàng lên cửa khẩu phải đảm bảo quy chuẩn của phía Trung Quốc như vải không còn lá, cuống không dài quá 10cm … như vậy khi làm thủ tục thông quan sẽ nhanh chóng và thuận lợi hơn.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đề xuất mới cho hệ thống buýt TP.HCM: Xe điện 100%

Đề xuất mới cho hệ thống buýt TP.HCM: Xe điện 100%

Công ty Phương Trang cho biết sẵn sàng đầu tư xe buýt thuần điện mới nhằm góp phần "xanh hóa" hệ thống giao thông đô thị tại TP.HCM.

Dự án hydro xanh đầu tiên ở Việt Nam được ngân hàng ngoại tư vấn tài chính

Dự án hydro xanh đầu tiên ở Việt Nam được ngân hàng ngoại tư vấn tài chính

Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa ký thỏa thuận với công ty The Green Solutions trụ sở tại TP.HCM để cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cho dự án hydro xanh Trà Vinh, dự án năng lượng hydro xanh đầu tiên tại Việt Nam.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Kết thúc giai đoạn 1 chương trình “Chinh phục Olympic Games Paris 2024”, Sacombank đã tìm ra 41 khách hàng may mắn sở hữu các phần thưởng giá trị. Giai đoạn 2, Sacombank triển khai chương trình hoàn tiền khi chi tiêu tại nước ngoài với tổng ngân sách đến 2 tỷ đồng.

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Trước tình hình giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và đại diện Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã có lý giải tại buổi họp báo.