• Xe đạp ơi, đã xa rồi còn đâu!
    Ngày Tết, tôi đi phượt vào một quán cà phê có cái tên Nhà quê và thế là những gì tưởng đã ngủ vùi chợt thức giấc với không gian xưa như là những ngọn nến lung linh, soi đường cho kỷ niệm trong ngăn kéo ký ức dắt díu nhau về. Chạm tay vào chiếc xe đạp nơi góc quán bất chợt nhớ lại thuở học trò.
  • Thoảng mùi bùn nướng cá
    Tiếng lội bì bõm từ cuối bãi như một thứ nhạc hiệu lao động của xóm chòi Ngang, kể từ ngày đám trai tráng chẳng còn bỏ xứ đi khơi biền biệt.
  • Mùa xuân ở quê tôi bao giờ cũng kết thúc sớm hơn những vùng khác đôi chút. Cũng bởi một lý do đơn giản là ra Tết, người nông dân đã bắt đầu xuống ruộng cày cấy để bắt đầu một vụ mùa mới.
  • Một bông hoa vừa nở, một mầm cây vừa nảy lộc, chú bê con chào đời hay thậm chí khoảnh khắc được ngồi ngắm mẹ tươi cười trong căn nhà quen thuộc… cũng là một sự “thành công” lớn lao trong cuộc đời. Mùa Xuân theo thế cũng nho nhỏ và lặng lẽ hơn…
  • Những ngày cuối tháng Chạp, tôi có dịp chu du ra miền Bắc, ghé ngang qua làng đào Nhật Tân, thăm người bạn vong niên.
  • Cũng ngót 30 năm tôi phiêu bạt xa làng để kiếm ăn rồi, lúc nào vui nhất tôi nghĩ về quê ít, những lúc khó khăn nhất tôi nghĩ về quê nhiều. Cả đến trong những giấc mơ tôi thấy mình là thằng bé dắt con trâu già mải miết nơi những bờ vùng, bờ thửa của cánh đồng hợp tác quê mình…
  • Sau những ngày mưa dầm dề tháng Mười, nước sông Trầu bắt đầu leo lên những chân ruộng đã gặt trơ rạ. Những chú cá ức đồng từ các sông suối lớn cũng đổ về để ngao du sinh nở và kiếm tìm lộc bãi.
  • Những ngày cuối đông ở Hà Nội, trời vẫn âm u đến lạ kỳ. Sáng nay, thức giấc giữa lưng chừng giấc mơ, thấy từng cơn mưa rả rích, mơ hồ cảm thấy lòng mình nao nao biết bao nỗi niềm nhớ quê.
  • Thi thoảng có dịp về quê vào mùa nước nổi, đi xuồng ngang sông, thấy từng đám lục bình trôi lững lờ, không dưng thấy lòng nao nao nhớ thương.
  • Ký ức làng của Radio Nông dân là nơi chia sẻ, gửi gắm những câu chuyện về ký ức thân thương nơi làng quê yêu dấu. Trong số Ký ức làng ngày 26/11, quý vị và các bạn sẽ đến với câu chuyện “Mang ơn rau nhót” của tác giả Đào Thuận qua giọng đọc Minh Yến.
  • Bà nội tôi dáng người nhỏ thó, có lẽ là người Giao chỉ gốc - Người Việt cổ từ đời các Vua Hùng với hai ngón chân cái choãng ra vuông góc, hướng về nhau, khó có thể tìm được đôi dép nào vừa chân, mà chỉ đi tông hay dép xỏ quai.
  • Ở Tả Lèng, mỗi năm người ta chỉ có thể thấy ruộng bậc thang một lần xanh ngát, một lần vàng óng và một lần lấp lánh nước đổ ải.
  • Vào Lâm Đồng công tác từ mùa Thu năm 1978, đến nay đã tròn 45 năm, trở thành quê hương thứ hai, với biết bao kỷ niệm thân thương, in đậm trong hành trang cuộc sống của bản thân. Nhưng tôi thích nhất là cứ mỗi mùa mưa, theo người dân vào rừng hái nấm – đặc sản quý báu thiên nhiên ban tặng cho miền đất lạnh.
  • Nằm trên quốc lộ 19 từ Pleiku đi Quy Nhơn, cách thành phố Pleiku chừng 10km là một cánh đồng bằng phẳng rộng mênh mông nằm giữa những xóm thôn và bao quanh bởi núi đồi của vùng đất Tây Nguyên trù phú.
  • Bố tôi là người rất ghét bói toán. Vì thế, khi ông nghe ai đó bảo tôi không có số đi buôn, suốt đời chỉ cứ vắt mũi đút miệng cũng không đủ no thì ông tức lắm. Con trai ông, dù có còi cọc xấu xí kém cỏi đến đâu thì người khác cũng không có quyền coi thường nó trắng trợn đến thế.
  • Khi nhắc tới giếng làng chúng ta sẽ nghĩ ngay tới hình ảnh cũ kỹ, đó là nơi sinh hoạt cộng đồng của cư dân nông nghiệp ngày trước.