Thứ sáu, 17/05/2024

5 nền tảng chuyển đổi số mà TP.HCM vừa chính thức vận hành là gì?

17/10/2023 3:29 PM (GMT+7)

UBND TP.HCM đã chính thức đưa vào vận hành 5 nền tảng số làm cơ sở và nền tảng triển khai các ứng dụng phục vụ hoạt động chuyển đổi số tại TP Thủ Đức và các quận, huyện, sở, ban ngành.

5 nền tảng chuyển đổi số mà TP.HCM vừa chính thức vận hành là gì? - Ảnh 1.

UBND TP.HCM đã chính thức đưa vào vận hành 5 nền tảng số

Trong khuôn khổ sự kiện "Tuần lễ chuyển đổi số TP.HCM năm 2023" với chủ đề "Khai phá dữ liệu số, thành công chuyển đổi số", UBND TP.HCM đã chính thức đưa vào vận hành 5 nền tảng số, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh phát triển, hoàn thiện các nền tảng số quy mô toàn thành.

Thứ nhất, Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính TP.HCM, đây là nền tảng số thống nhất về giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của thành phố. 

Hệ thống đáp ứng tất cả các TTHC do thành phố ban hành, hướng đến phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trực tuyến được tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm; Góp phần xây dựng thành công Hệ thống quản trị TP.HCM trên các nền tảng số và hướng đến xây dựng chính quyền số, đô thị thông minh.

Thứ hai, Hệ thống Quản trị thực thi của thành phố trên các nền tảng số, đây là nền tảng số thực hiện tổng hợp báo cáo Kinh tế - Xã hội TP.HCM thông qua các chỉ tiêu tình hình Kinh tế - Xã hội thành phố và tích hợp khai thác tự động từ kho dữ liệu dùng chung. 

Hệ thống quản trị thực thi TP.HCM trên nền tảng số bước đầu làm thay đổi cách chỉ đạo, điều hành và kiểm tra hoạt động thành phố từ thủ tục, báo cáo văn bản giấy tờ sang điều hành hệ thống thông tin, tương tác theo thời gian thực.

5 nền tảng chuyển đổi số mà TP.HCM vừa chính thức vận hành là gì? - Ảnh 2.

Lãnh đạo UBND TP.HCM và đại diện các DN tham quan triển lãm chuyển đổi số của các ngân hàng.

Thứ ba, Hệ thống Bản đồ số TP. HCM, đây là nền tảng bản đồ số dùng chung cho toàn thành phố. Thông qua nền tảng này, thành phố tích hợp các dữ liệu không gian và thuộc tính của các đơn vị liên quan trên địa bàn, hình thành kho dữ liệu dùng chung để phục vụ chia sẻ, khai thác cho các phần mềm ứng dụng của cơ quan, đơn vị. 

Hệ thống cung cấp bộ dữ liệu bản đồ nền chất lượng cao, đa dạng, bao gồm thông tin về địa chỉ, đường giao thông, giáo dục, y tế, môi trường, hành chính, và nhiều lĩnh vực khác.

Thứ tư, Hệ thống tiếp nhận trả lời và xử lý phản ánh, kiến nghị người dân qua tổng đài 1022. Tổng đài 1022 là đầu mối tiếp nhận các phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp gửi đến đường dây nóng của Thành ủy; là nền tảng tương tác, kênh giao tiếp chính giữa người dân và chính quyền thành phố với 5 kênh tiếp nhận và 15 lĩnh vực phản ánh.

Thứ 5, Hệ thống đánh giá chỉ số Chuyển đổi số TP.HCM (HCM DTI) được triển khai trong năm 2023. Đây là hệ thống theo dõi, đánh giá khách quan mức độ thực hiện chuyển đổi số (bao gồm chính quyền số, kinh tế số và xã hội số) của các cơ quan, địa phương trên địa bàn thành phố. 

Bộ chỉ số HCM DTI được xây dựng dựa trên 6 chỉ số chính, 32 chỉ số thành phần và được tổng hợp, đo lường tự động bằng công nghệ giúp chỉ rõ các điểm mạnh cần phát huy, những điểm yếu cần khắc phục và cung cấp thông tin hỗ trợ cho các sở, ban, ngành để thực hiện các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch triển khai chương trình chuyển đổi số TP.HCM.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức nhấn mạnh, thành phố tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số, thực hiện có hiệu quả Chương trình chuyển đổi số của TP.HCM và Năm dữ liệu số quốc gia năm 2023.

"Thành phố đã và đang tổ chức các hoạt động quảng bá nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số; phát động nhiều phong trào thi đua, cuộc thi tìm hiểu kiến thức về chuyển đổi số; tổ chức hoạt động phổ biến, hỗ trợ người dân sử dụng sản phẩm, dịch vụ số", ông Dương Anh Đức chia sẻ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Trước tình hình giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và đại diện Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã có lý giải tại buổi họp báo.

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

PGS.TS Phan Thanh Bình: Phải tính kế sách trăm năm cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

PGS.TS Phan Thanh Bình: Phải tính kế sách trăm năm cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

PGS.TS Phan Thanh Bình cho rằng, bảo vệ ĐBSCL là cấp bách, cấp thiết nhưng phải gắn với căn cơ và lâu dài, phải tính kế sách trăm năm chứ không phải vài năm hay vài chục năm.

Thuốc lá thế hệ mới: Chưa nhập khẩu mà đã không quản lý được thì không nên thí điểm

Thuốc lá thế hệ mới: Chưa nhập khẩu mà đã không quản lý được thì không nên thí điểm

Theo Cục Pháp chế (Bộ Công an), công tác quản lý thuốc lá thế hệ mới ở Việt Nam đang có nhiều hạn chế khi các sản phẩm này chưa được cấp phép, nhưng có thể mua một cách dễ dàng.