Tưởng là loại bỏ đi, ít người biết hoa đu đủ đực có tới 9 tác dụng "thần dược" cho sức khỏe

Trang Ngân Thứ ba, ngày 19/09/2023 14:58 PM (GMT+7)
Hoa đu đủ đực và ngọn, lá non của cây đu đủ ít người biết ăn tươi vì nó có vị đắng rất mạnh. Người ta thường chỉ dùng hoa đu đủ đực phơi khô để pha trà uống. Thế nhưng một số người lại thích vị đắng của hoa và ngọn đu đủ tươi nên đã nghĩ ra nhiều cách chế biến.
Bình luận 0

Tác dụng "thần kỳ" của hoa đu đủ đực

Đu đủ đực (tên khoa học là Carica papaya) thuộc họ Đu đủ (Papayaceae) là loài cây thân thảo và thường sử dụng hoa để bào chế các vị thuốc. Trong hoa đu đủ đực chứa các hoạt chất như flavonoid, vitamin, khoáng chất, tannin, beta-caroten, folate, sterol, axit gallic,…

Với những hoạt chất này, khi kết hợp hoa đu đủ với mật ong sẽ có tác dụng hỗ trợ, cải thiện các bệnh về đường tiêu hóa; điều trị bệnh tiểu đường, huyết áp, hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa các bệnh lý về đường hô hấp, phòng ngừa ung thư...

Đặc biệt, thành phần beta-caroten có trong hoa đu đủ đực ngâm mật ong có tác dụng bảo vệ sức khoẻ tim mạch, ngăn ngừa các cơn đau tim, nhồi máu cơ tim, phòng tránh đột quỵ và các bệnh lý về tim mạch. 

Loại hoa đắng ngóm ai ăn cũng nhăn nhó, nhưng có tới 9 tác dụng "thần dược" cho sức khỏe - Ảnh 1.

Một cây đu đủ đực trong vườn nhà tôi. Ảnh: Trang Ngân

Trong dân gian, người ta hay truyền tai nhau các tác dụng chữa ho, chữa mất ngủ của hoa đu đủ đực và bài thuốc phổ biến nhất là phơi khô hoa đu đủ đực rồi hãm với nước nóng, uống thay trà. Hoa đu đủ đực tươi và khô đều có thể ngâm với mật ong để uống hàng ngày, rất tốt cho sức khỏe (1kg hoa đu đủ đực tươi ngâm với 1 lít mật ong, sau 1 tháng là dùng được). 

Ở quê tôi, cây hoa đu đủ đực được trồng rất phổ biến trong vườn nhà. Bố mẹ tôi thích vị đắng ngóm của hoa đu đủ đực nên thường sử dụng bông hoa đu đủ tươi để chế biến thành các món ăn. Đơn giản nhất và ngon nhất là hoa đu đủ đực xào tỏi; hoa đu đủ đực xào lòng mề gà; hoa đu đủ đực xào thịt bò...

Loại hoa đắng ngóm ai ăn cũng nhăn nhó, nhưng có tới 9 tác dụng "thần dược" cho sức khỏe - Ảnh 2.

Hoa đu đủ rửa sạch, để ráo nước rồi đem xào với tỏi băm nhuyễn hoặc xào cùng lòng mề gà, thịt bò... Ảnh: Trang Ngân

Ngoài ra, có thể xào chung hoa đu đủ đực với lá đu đủ bánh tẻ, quả cà dại, tóp mỡ rồi ăn với cơm. Bố mẹ tôi vẫn thường bảo nếu có đĩa thịt ba chỉ luộc ăn cùng thì rất kích thích vị giác, tốn cơm lắm. 

Mặc dù vậy, chế biến kiểu nào thì hoa đu đủ đực cũng vẫn rất đắng nên không phải ai cũng ăn được.

Ngoài ra, lá và ngọn non của cây đu đủ cũng có thể đem luộc thành một món rau, bớt đắng hơn so với hoa đu đủ đực và nếu chấm với tương nữa thì càng ngon và dễ ăn hơn.

Loại hoa đắng ngóm ai ăn cũng nhăn nhó, nhưng có tới 9 tác dụng "thần dược" cho sức khỏe - Ảnh 3.

Lá và ngọn non của cây đu đủ cũng có thể luộc rồi chấm tương, ăn đỡ đắng hơn so với hoa đu đủ đực. Ảnh: Trang Ngân

Ngoài ra, nếu muốn giảm bớt vị đắng của hoa đu đủ đực, người dùng có thể trần qua nước sôi, sau đó vắt bớt nước, vò hoa cho nát rồi ướp với một chút gia vị, hạt tiêu để khoảng 5 phút cho thấm. Cuối cùng, cho tỏi băm vào chảo phi thơm rồi tiếp tục bỏ hoa đu đủ luộc vào đảo nhanh tay cho đều là được. 

Những ai không nên uống hoa đu đủ đực ngâm mật ong?

Đối tượng không nên dùng hoa đu đủ đực ngâm mật ong gồm: Người dị ứng với hoa đu đủ đực, mật ong; trẻ em dưới 1 tuổi. Người đang bị tiêu chảy.

Phụ nữ có thai hoặc cho con bú không nên dùng hoa đu đủ đực ngâm mật ong vì trong hỗn hợp này có chứa papain, có khả năng gây kích thích co bóp tử cung và tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Ngoài ra, liều cao papain có thể gây độc tính ảnh hưởng đến thai nhi.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem