Đất nước nông nghiệp nhưng vẫn phải chi hơn 5,6 tỷ USD nhập thức ăn chăn nuôi: Bao giờ hết "ăn đong"?

Minh Huệ Chủ nhật, ngày 30/07/2023 06:45 AM (GMT+7)
Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (ngô, đậu tương, cám gạo...) 6 tháng đầu năm 2023 đã đạt 2,34 tỷ USD (cả năm 2022 là 5,6 tỷ USD) đang là một nghịch lý với một đất nước nông nghiệp như Việt Nam. Về vấn đề này, PV Dân Việt đã phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến tại hội nghị chăn nuôi mới đây.
Bình luận 0

Trao đổi với PV, ông Phùng Đức Tiến đặt vấn đề: Xây dựng một ngành chăn nuôi tương đối tự chủ thì giải quyết thức ăn thế nào? Chẳng lẽ phụ thuộc vào thức ăn nhập khẩu mãi, nhập ngô và đậu tương mãi? Đề nghị đẩy nhanh các vùng trồng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, chấm dứt tình trạng "ăn đong".

Việt Nam chi 2,34 tỷ USD nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi  

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu về Việt Nam trong tháng 6/2023 tăng 2,7% so với tháng 5/2023 nhưng giảm 29,6% so với tháng 6/2022, đạt 405,63 triệu USD. Tính chung trong 6 tháng năm 2023, Việt Nam đã chi tới 2,34 tỷ USD nhập khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, giảm 10,7% so với 6 tháng năm 2022. 

Trong đó, Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu nhiều nhất từ thị trường Achentina, chiếm 25,4%, tiếp đó là Ấn Độ, Mỹ và một số thị trường Đông Nam Á.

Chi 2,34 tỷ USD nhập ngô, cám gạo trong 6 tháng: Thứ trưởng Bộ NNPTNT đề nghị chấm dứt "ăn đong" - Ảnh 1.

Japfa Comfeed tại Hòa Bình là một trong số ít nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam chủ động trong sản xuất nguyên liệu đậu nành và ngô nổ - hai nguyên liệu chính trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. Ảnh: Thanh Hải

Lí giải vì sao Việt Nam là nước nông nghiệp, nhưng mỗi năm vẫn phải chi hàng tỷ USD nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi, Cục Chăn nuôi cho biết nguyên nhân chủ yếu do năng lực sản xuất nguyên liệu trong nước còn hạn chế, giá thành cao, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung. 

Vì vậy, hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 20 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, chủ yếu là sản phẩm của ngành trồng trọt, cụ thể: ngô 7,3 triệu tấn; lúa mì và lúa mạch 1,5 triệu tấn; khô dầu các loại 4,7 triệu tấn; DDGS (phụ phẩm của quá trình sản xuất ethanol) 1 triệu tấn; cám các loại 550.000 tấn và một số nguyên liệu nguồn gốc động vật (bột thịt xương, bột gia cầm, bột lông vũ, bột máu...) 1,8 triệu tấn. 

Do phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên giá thức ăn chăn nuôi trong nước luôn chịu tác động trực tiếp từ biến động giá nguyên liệu thức ăn thế giới. Giai đoạn từ năm 2015 đến tháng 10 năm 2020 nhìn chung giá thức ăn chăn nuôi rất ổn định, thậm chí có thời điểm giảm thấp (năm 2017). 

Tuy nhiên từ cuối năm 2020 đến nay, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao, do đó giá sản phẩm thức ăn chăn nuôi thành phẩm cũng tăng cao, ảnh hưởng rất lớn đế ngành chăn nuôi nói chung. 

Gần đây, giá hầu hết nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có xu hướng giảm so với mặt bằng chung năm 2022, trong đó: Lysine giảm 18,7%, ngô giảm 4%, cám gạo giảm 0,5%, DDGS giảm 0,2%. Tuy nhiên, giá khô dầu đậu tương vẫn duy trì ở mức cao so với năm 2022 (tăng 1,7%). Vì vậy, giá thức ăn chăn nuôi trong 6 tháng đầu năm 2023 vẫn cao hơn 1,1-2,1% so với năm 2022.

So với trước dịch Covid-19, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm trong 6 tháng đầu năm 2023 vẫn cao hơn từ 37,1-43%. 

Bảng giá một số nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi thành phẩm giai đoạn 2020 – 2023 (ĐVT đồng/kg):


TT

Loại nguyên liệu

Năm

2020

Năm

2021

Năm

2022

6 tháng 2023

Giá

% so với  2022

% so với  2020

1

Ngô hạt

5.621

7.617

8.866

8.514

-4,0

51,5

2

Khô dầu đậu tương

10.184

13.091

14.520

14.76

1,7

44,9

4

Cám gạo chiết ly

4.427

4.936

6.294

6.265

-0,5

41,5

6

Lysine HCl

28.181

35.053

36.639

29.791

-18,7

5,7

7

Bã ngô (DDGS)

6.305

8.848

9.834

9.815

-0,2

55,7

8

TAHH cho lợn thịt vỗ béo trên 60 kg

9.362

10.900

13.107

13.386

2,1

43,0

9

TAHH cho cho gà thịt lông màu

9.496

10.800

12.880

13.022

1,1

37,1

10

TAHH cho cho gà thịt lông trắng

9.961

11.200

13.588

13.741

1,1

37,9

Nói về vấn đề này, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: Chẳng lẽ phụ thuộc vào thức ăn nhập khẩu mãi, cứ đi nhập ngô và đậu tương mãi? Trong khi chúng ta có diện tích trồng ngô, hiện Công ty C.P đang làm rồi, Tập đoàn De Heus cũng đang bắt đầu triển khai, đề nghị các doanh nghiệp đẩy nhanh xây dựng các vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, chấm dứt tình trạng "ăn đong", phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu. Đi kèm với đó là nâng cao kho bãi, hệ thống logistics để tăng sức cạnh tranh cho ngành chăn nuôi. 

Lãnh đạo ngành nông nghiệp khẳng định cần có định hướng lâu dài, nhất là trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi quyết định tới gần 70% giá thành. 

Chi 2,34 tỷ USD nhập ngô, cám gạo trong 6 tháng: Thứ trưởng Bộ NNPTNT đề nghị chấm dứt "ăn đong" - Ảnh 4.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến trao đổi với các phóng viên.

Ông Tiến nhấn mạnh, cần xây dựng vùng nguyên liệu để chủ động giảm chi phí, giảm kho bãi, giảm lãi suất, giảm logistics và các chi phí khác để giảm giá thành thức ăn. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các doanh nghiệp, Tập đoàn De Heus tập trung xây dựng các vùng trồng ngô, sắn ở Tây Nguyên. 

Đặc biệt là giống ngô của chúng ta bây giờ đã đạt năng suất yêu cầu, không thua kém nước ngoài. Do đó Bộ cũng đã chỉ đạo De Heus chuẩn bị một hội nghị phát triển vùng nguyên liệu ở Tây Nguyên. 

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu ngành chăn nuôi phải bám sát 5 đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045. 

Cụ thể là phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi; phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi; phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh hoạt động khoa học - công nghệ, khuyến nông trong chăn nuôi và tăng cường năng lực quản lý Nhà nước ngành chăn nuôi.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem