Thứ hai, 20/05/2024

Qua nhiều cơn sốt đất, giá đất nền ven đô vẫn tăng

21/09/2021 7:00 AM (GMT+7)

Hai năm qua, thị trường bất động sản ven đô Hà Nội đã trải qua nhiều cơn "sốt đất" ảo, nhưng giá đất nền ven đô vẫn không ngừng tăng, đặc biệt khi dịch Covid-19 đang dần được kiểm soát.

Giá đất nền ven đô vẫn tăng

Đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Trong bối cảnh ấy, tưởng chừng thị trường bất động sản sẽ suy thoái và đóng băng theo. Tuy nhiên, trong năm 2020 và đầu năm 2021, giá bất động sản lại đảo chiều, tăng mạnh diện rộng trên cả nước.

Ngay trong khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thị trường bất động sản vẫn ghi nhận điểm sáng đến từ phân khúc đất nhà vườn, trang trại, nghỉ dưỡng ven đô, xuất phát từ làn sóng "bỏ phố về quê" khi dịch bệnh xuất hiện.

Qua nhiều cơn "sốt đất", giá đất nền ven đô vẫn tăng - Ảnh 1.

Một khu đất đấu giá ở Quốc Oai đang có giá bán 45-50 triệu đồng/m2. Ảnh: Minh Khôi

Theo một chuyên trang bất động sản, các khu đất có lợi thế về cảnh quan, thiên nhiên ven Hà Nội như Vân Canh, Ba Vì, Hòa Lạc, Sóc Sơn, Quốc Oai, Sơn Tây, Xuân Mai… vẫn được nhiều người quan tâm tìm mua, giao dịch đều. Đáng chú ý, giá đất vùng ven trên tiếp tục tăng nhẹ 2-7% so với 1-2 tháng trước.

Thực tế khảo sát của PV Dân Việt cho thấy, mặt bằng giá đất nền tại huyện Gia Lâm hiện tăng từ mức 25 - 30 triệu đồng/m2 lên mức 45 - 80 triệu đồng/m2. Đơn cử, dự án đấu giá Hải Phát (thị trấn Trâu Quỳ) giá bán đạt ngưỡng 82 triệu đồng/m2; Dự án Oasis Cổ Bi (xã Cổ Bi) được chào bán mức giá 50 - 60 triệu đồng/m2; Dự án đất nền Euro Window giá khoảng 82 - 120 triệu đồng/m2...

Tương tự, trong những tháng gần đây, nhiều dự án ven Hà Nội cũng có giá khá cao. Đơn cử như: Dự án The Phoenix Garden (Đan Phượng) khoảng 32,2 triệu đồng/m2; Khu đô thị Inoha City Phú Xuyên (Phú Xuyên) giá khoảng 24,7 triệu đồng/m2; Orange Garden (Hoài Đức) giá khoảng 39,1 triệu đồng/m2; The Spring Town Xuân Mai (Chương Mỹ) giá khoảng 14,5 triệu đồng/m2; Hòa Lạc Premier Residence (Sơn Tây) giá khoảng 13,9 triệu đồng/m2…

Mới đây, khi thông tin nhiều quận huyện của Hà Nội được nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều nhà đầu đang bàn bạc chuẩn bị thời gian và kế hoạch để đi "săn đất". Theo nhận định của giới đầu tư, thị trường đất nền sẽ sôi động trở lại sau khi dịch được kiểm soát.

Đất nền ven đô vẫn là điểm sáng

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho hay, đất nền ven đô, nhất là đất có sổ đỏ, đất nền đầy đủ pháp lý vẫn sẽ là "con gà đẻ trứng vàng" của thị trường bất động sản. Bởi ở thời điểm hiện tại, 2 phân khúc đáng để đầu tư nhất chính là căn hộ chung cư bình dân và đất nền ven đô, đất nền có sổ đỏ.

Tuy nhiên, trong năm 2021, nguồn cung căn hộ bình dân vẫn sẽ duy trì trạng thái khan hiếm. Do đó, đất nền ven đô, nhất là các mảnh đất có sổ đỏ sẽ hút dòng vốn rất mạnh.

Qua nhiều cơn "sốt đất", giá đất nền ven đô vẫn tăng - Ảnh 3.

Đất nền ven đô đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư, điều này khiến cho giá phân khúc bất động sản này vẫn tăng. Ảnh: Minh Khôi

Thêm vào đó, sau biến động "sốt đất" mạnh và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 kéo dài, giao dịch các sản phẩm trên thị trường đã có sự dịch chuyển rõ rệt.

Ở một góc nhìn khác, bà Lê Phương Lan, Trưởng Bộ phận tư vấn đầu tư, Savills Hà Nội cho hay: "Khi quỹ đất tại các khu vực trung tâm Hà Nội, TP.HCM ngày càng khan hiếm, giá giao dịch đã trở nên quá cao khiến các mô hình đầu tư không còn hiệu quả.

Do đó nhu cầu và dòng tiền của các nhà phát triển dự án, các nhà đầu tư có xu hướng dịch chuyển ra các địa phương lân cận. Có hai yếu tố chính dẫn dắt nhu cầu hiện nay là: Kết nối giao thông tốt với khu vực nội đô và sự hiện diện của những nhà phát triển bất động sản dẫn dắt thị trường".

Còn ông Phạm Đức Toản, Tổng Giám đốc công ty cổ phần đầu tư và phát triển bất động sản EZ (EZ Property) phân tích, trước đây các nhà đầu tư thích đầu tư một số phân khúc có lợi nhuận cao. Nhưng hiện nay, nhiều người thích mua đất ở nông thôn xa thành phố, đất rừng, đất vườn một số khu vực vùng ven như Ba Vì, Hòa Bình, Lâm Đồng...

Tuy nhiên, ông Toản cho rằng, xu hướng "bỏ phố về quê" chỉ là tình thế nhất thời. Về lâu dài, có rất nhiều yếu tố chi phối để nhiều người không lựa chọn sống theo xu hướng này như công việc, vấn đề học hành của con cái, các mối quan hệ xã hội...

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Cũng lân cận TP.HCM như Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương đang sôi động với hàng loạt dự án mới được cấp phép và mở bán nhưng thị trường địa ốc tại Đồng Nai vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Tại các thành phố lớn, nhiều khu tái định cư có tỷ lệ lấp đầy rất thấp, thậm chí có những tòa nhà không có người ở. Các tòa nhà xây dựng với quy mô lớn, đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại bị bỏ không hoặc sử dụng không hiệu quả, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách Nhà nước mỗi năm.

Tại Novaland, nhóm của "đại gia" Bùi Thành Nhơn còn giữ bao nhiêu vốn?

Tại Novaland, nhóm của "đại gia" Bùi Thành Nhơn còn giữ bao nhiêu vốn?

Không có bất kỳ cuộc tháo chạy nào khỏi Novaland (mã NVL) sau các thương vụ bán cổ phiếu thời gian gần đây. Đây là khẳng định của Giám đốc Tài chính Novaland Dương Văn Bắc

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng trong năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối "cung - cầu" nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc "neo giá cao".