Ninh Bình: Hơn 180 sản phẩm, đặc sản của ngon vật lạ được gắn sao OCOP

Vũ Thượng Thứ sáu, ngày 29/03/2024 06:35 AM (GMT+7)
Tính đến hiện tại, tỉnh Ninh Bình có 181 sản phẩm được gắn “sao” OCOP, trong đó 111 sản phẩm 3 sao, 70 sản phẩm 4 sao. Riêng năm 2023, toàn tỉnh Ninh Bình đã tổ chức đánh giá phân hạng cho 83 sản phẩm OCOP.
Bình luận 0

Nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP Ninh Bình

Trong những qua, Sở NNPTNT Ninh Bình đã phối hợp chặt chẽ với các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh hướng dẫn các chủ thể tham gia và tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP theo quy định.

Ninh Bình: Hơn 180 sản phẩm, đặc sản của ngon vật lạ được gắn sao OCOP- Ảnh 1.

Ngày 28/3, Sở NNPTNT tỉnh Ninh Bình đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024. Ảnh: Minh Đường

Cụ thể, chú trọng phát triển các sản phẩm có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hóa, sản phẩm làng nghề...

Được biết, năm 2023, toàn tỉnh Ninh Bình đã tổ chức đánh giá phân hạng cho 83 sản phẩm, trong đó đánh giá mới 80 sản phẩm và đánh giá lại 3 sản phẩm. Qua đó, tỉnh Ninh Bình có tổng 181 sản phẩm được công nhận OCOP, trong đó có 111 sản phẩm 3 sao, 70 sản phẩm 4 sao.

Ninh Bình: Hơn 180 sản phẩm, đặc sản của ngon vật lạ được gắn sao OCOP- Ảnh 2.

Những sản phẩm được gắn "sao" OCOP tại huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình). Ảnh: Minh Đường

Để nâng tâm giá trị cho sản phẩm OCOP, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức hội nghị và diễn đàn kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại nông sản giữ các tỉnh như: Ninh Bình-Bạc Liêu-Cà Mau. Qua đó, nhằm tạo cơ hội cho các chủ thể, doanh nghiệp trên địa bàn quảng bá và kết nối, phát triển thương mại sản phẩm OCOP của tỉnh Ninh Bình.

Ninh Bình: Hơn 180 sản phẩm, đặc sản của ngon vật lạ được gắn sao OCOP- Ảnh 3.

Các địa biểu tham quan sản phẩm OCOP của các địa phương. Ảnh: Minh Đường

Ngoài ra, còn tổ chức cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP tham gia trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu tại các hội chợ trên địa bàn cả nước.

Đặc biệt, thực hiện không gian trưng bày sản phẩm OCOP tỉnh Ninh Bình trong khuôn khổ chương trình các hoạt động chào mừng kỷ niệm 1.055 năm nhà nước Đại Cồ Việt (968-2023), cũng như lễ hội Hoa Lư 2023, nhằm đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP của tỉnh Ninh Bình tới phục vụ dịch vụ cho khách du lịch đến tham quan Ninh Bình.

Chuyển đổi số trong đánh giá sản phẩm OCOP

Ninh Bình: Hơn 180 sản phẩm, đặc sản của ngon vật lạ được gắn sao OCOP- Ảnh 4.

Ông Trần Song Tùng-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình trao chứng nhận cho các chủ thể có sản phẩm OCOP 4 sao năm 2023. Ảnh: Minh Đường

Trong năm 2024 này, ngành chuyên môn tỉnh Ninh Bình tiếp tục tăng cường hỗ trợ, tư vấn cho các chủ thể có sản phẩm tiềm năng tham gia chương trình OCOP về xây dựng và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói,…

Bên cạnh đó, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống quản lý, áp dụng chuyển đổi số trong đánh giá, phân hạng và quản lý, giám sát sản phẩm OCOP, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, hướng dẫn các chủ thể tham gia bán hàng trên các kênh thương mại điện tử...

Ninh Bình: Hơn 180 sản phẩm, đặc sản của ngon vật lạ được gắn sao OCOP- Ảnh 5.

Sản phẩm OCOP tại huyện Hoa Lư. Ảnh: Minh Đường

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình phấn đấu có thêm 30 sản phẩm được công nhận từ 3 sao trở lên và có thêm sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia.

Cụ thể hơn, phấn đấu có ít nhất 1 làng nghề có sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch.

Ninh Bình: Hơn 180 sản phẩm, đặc sản của ngon vật lạ được gắn sao OCOP- Ảnh 6.

Đại diện Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh nông sản Thanh Nguyễn (thành phố Ninh Bình) phát biểu tham luận. Ảnh: Minh Đường

Cũng tại hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024, các đại biểu đã tập trung thảo luận làm rõ những kết quả đã đạt được, nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và đề xuất các giải pháp để triển khai chương trình OCOP hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Đồng thời, các chủ thể OCOP cho rằng, hiện nay bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP theo Quyết định số 148/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có nhiều thay đổi với những yêu cầu cao hơn, bởi thế các sở, ngành chuyên môn, các địa phương cần có hướng dẫn chi tiết, cụ thể, đặc biệt là đối với các sản phẩm đến kỳ đánh giá lại.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, là một chương trình nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem