Thứ sáu, 17/05/2024

Lần đầu tiên Việt Nam có quy hoạch tài nguyên nước quốc gia

18/09/2022 6:00 PM (GMT+7)

Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia sẽ định hướng tổng thể việc điều hòa, phân phối, khai thác, sử dụng, bảo vệ và phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên phạm vi toàn quốc, vùng kinh tế, lưu vực sông...


Lần đầu tiên Việt Nam có quy hoạch tài nguyên nước quốc gia - Ảnh 1.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tính toán cân bằng nước (cung-cầu) cho 19 lưu vực sông và 6 vùng kinh tế.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng đã chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050. Hội đồng đã bỏ phiếu hồ sơ quy hoạch với kết quả 100% ý kiến thông qua.

Đây là quy hoạch ngành quốc gia lần đầu tiên được lập trong lĩnh vực tài nguyên nước, là định hướng tổng thể cho các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch lưu vực sông và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành có khai thác, sử dụng nước.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đây là quy hoạch rất quan trọng, độ phức tạp cao, lần đầu tiên tổ chức thực hiện. Quản lý tài nguyên nước không chỉ là vấn đề quốc gia mà đang được cả thế giới quan tâm, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Do đó, phải hoàn thành nhiệm vụ xây dựng sớm quy hoạch này để bảo đảm mục tiêu quản lý tài nguyên nước hiệu quả.

Tại cuộc họp, Hội đồng đã nghe báo cáo tóm tắt quy hoạch, báo cáo thẩm định và các ý kiến phát biểu của chuyên gia, uỷ viên phản biện và các thành viên. Hội đồng đánh giá cao công tác chuẩn bị, xây dựng quy hoạch. Nội dung quy hoạch cơ bản phù hợp với nhiệm vụ quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt, bảo đảm tính thực tiễn, có tầm nhìn, đúc rút kinh nghiệm quốc tế; đã nêu rõ 5 định hướng lớn, 7 nhóm giải pháp trọng tâm.

Phó Thủ tướng lưu ý, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát lại các số liệu, bảo đảm nhất quán. Quy hoạch phải làm rõ hơn các giải pháp về bảo vệ môi trường, nhất là bảo vệ chất lượng nguồn nước, như giải pháp đối với tình trạng mực nước sông Hồng xuống thấp, giải pháp khắc phục tình trạng úng ngập, hạn hán ở miền Trung, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Giải pháp bảo vệ môi trường là hàng đầu. Giải pháp không chỉ một bộ, ngành mà phải tổng thể.


"Theo dự báo của WB, nếu không giải quyết triệt để các thách thức này thì đến năm 2045, Việt Nam sẽ là quốc gia căng thẳng về nguồn nước", ông Châu Trần Vĩnh nói.

Trước một số ý kiến kiến nghị bổ sung thêm danh mục các hồ chứa, Phó Thủ tướng cho rằng vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần được quy hoạch thêm một số hồ chứa quy mô đủ lớn để góp phần chủ động nguồn nước, ứng phó tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn.

Báo cáo quá trình triển khai lập quy hoạch, ông Châu Trần Vĩnh, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cho biết cơ quan soạn thảo đã phân tích, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước và nhu cầu sử dụng nước trong kỳ quy hoạch, được tổng hợp từ thông tin, số liệu của khoảng 7.490 hồ chứa (dung tích trên 50.000 m3 trở lên); 35.900 công trình khai thác, sử dụng nước khác; dữ liệu vận hành của hơn 130 hồ chứa trong 11 Quy trình vận hành liên hồ chứa và khoảng 200 hồ chứa khác được cập nhật thường xuyên, liên tục trên trang web của Bộ Tài nguyên và Môi trường; số liệu quan trắc của gần 1.000 điểm quan trắc nước dưới đất.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tính toán cân bằng nước (cung-cầu) cho 19 lưu vực sông và 6 vùng kinh tế (theo cả năm, mùa lũ, mùa cạn). Trên cơ sở đó, đánh giá tổng quan mức độ thiếu nước, khả năng đáp ứng và mức độ căng thẳng nguồn nước đến các tiểu lưu vực.

Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên nước rất dồi dào (106 lưu vực sông với khoảng 3.450 sông, suối) song phân bố không đồng đều theo thời gian và không gian (Lượng nước trong 3-5 tháng mùa lũ chiếm tới 70-80%, trong khi đó 7-9 tháng mùa kiệt chỉ xấp xỉ 20-30% lượng nước cả năm), có tình trạng thiếu nước ngọt cục bộ, suy thoái, khô hạn ở một số nơi, lưu lượng nước không đều, bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, sạt lở, nước biển dâng; áp lực phát triển KTXH làm cho nhu cầu sử dụng nước gia tăng; ô nhiễm môi trường…

Theo VnEconomy


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Trước tình hình giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và đại diện Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã có lý giải tại buổi họp báo.

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

PGS.TS Phan Thanh Bình: Phải tính kế sách trăm năm cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

PGS.TS Phan Thanh Bình: Phải tính kế sách trăm năm cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

PGS.TS Phan Thanh Bình cho rằng, bảo vệ ĐBSCL là cấp bách, cấp thiết nhưng phải gắn với căn cơ và lâu dài, phải tính kế sách trăm năm chứ không phải vài năm hay vài chục năm.

Thuốc lá thế hệ mới: Chưa nhập khẩu mà đã không quản lý được thì không nên thí điểm

Thuốc lá thế hệ mới: Chưa nhập khẩu mà đã không quản lý được thì không nên thí điểm

Theo Cục Pháp chế (Bộ Công an), công tác quản lý thuốc lá thế hệ mới ở Việt Nam đang có nhiều hạn chế khi các sản phẩm này chưa được cấp phép, nhưng có thể mua một cách dễ dàng.