Chủ nhật, 02/06/2024

Giá lợn hơi tăng mạnh, dân dè dặt tái đàn

19/06/2023 8:20 AM (GMT+7)

Dù nhu cầu tiêu thụ thịt lợn đang được đánh giá ở mức thấp, do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, giá lợn hơi vẫn bất ngờ tăng mạnh trở lại sau 2 năm lao dốc. Với mức giá này, các hộ dân nuôi nhỏ lẻ và doanh nghiệp bắt đầu có lãi.

Tuy nhiên, nhiều hộ chăn nuôi vẫn tỏ ra thận trọng trong việc tận dụng cơ hội để tái đàn.

Tăng trở lại

Theo ghi nhận của PV, giá lợn hơi ngày 18/6 tại miền Bắc được giao dịch trong khoảng 59.000 - 63.000 đồng/kg. Tại khu vực miền Trung -Tây Nguyên, mức giá này dao động khoảng 57.000 - 61.000 đồng/kg. Còn tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi dao động từ 57.000 đến 60.000 đồng/kg.

Khoảng 1 tháng trở lại đây, giá lợn hơi đã bắt đầu tăng trở lại và biến động quanh ngưỡng 60.000 đồng/kg. Thậm chí, có những địa phương ghi nhận mức giá 63.000 đồng/kg. Đây là mức tăng cao nhất từ đầu năm đến nay và là vùng giá các doanh nghiệp và các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bắt đầu có lãi.

Giá lợn hơi tăng mạnh, dân dè dặt tái đàn - Ảnh 1.

Nhiều người dân vẫn e dè tái đàn do thị trường còn nhiều yếu tố chưa ổn định.

Ông Nguyễn Văn Tráng (Khoái Châu, Hưng Yên) cho biết, với giá lợn hơi hiện nay, người dân đã thở phào yên tâm xuất chuồng. “Mấy hôm nay, gia đình cũng tranh thủ xuất bán gần 50 con lợn thịt với 60.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, giá này cũng giúp gia đình lãi được khoảng 5.000 đồng/kg”, ông Tráng chia sẻ.

Vừa xuất bán khoảng 120 con lợn với giá 58.000 đồng/kg, ông Lê Tiến Nghĩa (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) chia sẻ, mức giá này giúp trang trại gỡ gạc được phần nào thua lỗ trong suốt 2 năm vừa qua. Trước đó, lợn hơi xuống mức thấp nên cứ mở mắt ra, gia đình lại lỗ cả chục triệu đồng vì vẫn phải trả lương công nhân, tiền điện, thuốc men phòng bệnh các loại...

Thịt lợn không thuộc hàng hóa bình ổn giá

Tại báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau khi tiếp thu ý kiến thảo luận của đại biểu, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ thống nhất không đưa thịt lợn vào danh mục hàng hóa dịch vụ bình ổn giá tại dự thảo Luật Giá (sửa đổi). Thay vào đó, danh mục hàng bình ổn giá nên là danh sách mở, không nên cố định trong luật và giao Bộ Tài chính quyết định mặt hàng nào sẽ bình ổn.

Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp cắt giảm lao động hàng loạt, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu dẫn tới nhu cầu tiêu thụ thấp; còn trên thị trường thế giới, giá lợn hơi nhìn chung có xu hướng giảm, việc giá lợn hơi trong nước tăng trở lại là điều khá bất ngờ.

Lý giải về xu hướng tăng giá hiện nay, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, do từ cuối năm 2022 đến đầu năm nay, giá lợn hơi liên tục giảm mạnh. Điều này khiến người chăn nuôi lỗ nặng, dẫn tới “treo chuồng” khiến tổng đàn lợn sụt giảm, nhất là các hộ nuôi nhỏ lẻ. Chính vì vậy, hiện tại nguồn cung thịt lợn trên thị trường có tình trạng thiếu hụt cục bộ, đặc biệt là ở các tỉnh miền Bắc.

Đại diện Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam cũng cho rằng, giá lợn hơi tăng liên tục trong thời gian gần đây xuất phát từ việc ảnh hưởng từ đợt dịch tả lợn cách đây 6 tháng. Khi đó, dịch bệnh bùng phát mạnh trở lại đã khiến người dân và doanh nghiệp cắt giảm đàn, dè dặt trong sản xuất.

Thị trường chưa ổn định

Tuy giá lợn hơi tăng, nhưng theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, người chăn nuôi vẫn đang còn thận trọng trong việc tái đàn. Nguyên nhân là thị trường vẫn chưa ổn định khi sức mua vẫn ở mức yếu. Chưa kể, tình hình dịch tả lợn châu Phi vẫn còn diễn biến phức tạp tại một số địa phương.

Theo ông Đoán, tín hiệu mừng nhất hiện nay là giá thức ăn chăn nuôi có xu hướng giảm. Mới đây nhất vào ngày 14/6, các doanh nghiệp lớn cung cấp thức ăn chăn nuôi đã thông báo giảm giá chính thức lần thứ hai kể từ đầu năm đến nay với mức giảm bình quân 300 - 400 đồng/kg/lần tùy loại.

“Điều này giúp người dân giảm bớt gánh nặng về chi phí. Tuy nhiên, so với thời gian dịch COVID-19 bùng phát, giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao”, ông Đoán phân tích.

TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, việc người chăn nuôi vẫn còn dè dặt trong tái đàn hiện nay là tất yếu, bởi thị trường thịt lợn vẫn còn nhiều yếu tố chưa ổn định.

Theo ông Doanh, nếu người chăn nuôi không tái đàn trong vài tháng tới, nguồn cung thịt lợn trong nước chắc chắn sẽ giảm, nguy cơ thiếu thịt lợn dịp cuối năm rất dễ xảy ra.

Để ổn định thị trường, các cơ quan chức năng cần có giải pháp giảm bớt khó khăn cho người chăn nuôi như giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu đầu vào là thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ cho vay vốn để người chăn nuôi tái đàn.

Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) dự báo, giá lợn hơi trong thời gian tới có thể tiếp tục tăng khi dự báo nhu cầu ăn uống trong quý 3 có thể hồi phục trở lại. Ngay từ thời điểm này, người chăn nuôi có thể căn cứ vào tình hình sản xuất, tận dụng cơ hội để gỡ gạc sau thời gian thua lỗ kéo dài.

Về vấn đề dịch bệnh, Cục Chăn nuôi cho biết, đến nay đã có 800.000 con lợn được tiêm vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi. Kết quả 100% số lợn tiêm vắc xin có khả năng miễn dịch trong vòng 6 tháng sau tiêm phòng. Bộ NN&PTNT đang tích cực triển khai tiêm trên toàn quốc, giúp kiểm soát tình hình dịch bệnh.

Theo Tiền Phong

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thấu vàng miếng: Chuyển phương án bình ổn là cần thiết

Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thấu vàng miếng: Chuyển phương án bình ổn là cần thiết

Theo các chuyên gia kinh tế việc Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu vàng miếng cho thấy biện pháp can thiệp thông qua đấu thầu thời gian qua nhằm hạ nhiệt giá vàng chưa thực sự phát huy hiệu quả. Việc điều chỉnh sang phương án khác nhằm bình ổn thị trường vàng trong thời gian tới là cần thiết.

Kiểm soát chặt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thương mại điện tử

Kiểm soát chặt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thương mại điện tử

Để đảm bảo thị trường thương mại điện tử (TMĐT) kinh doanh được minh bạch và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả về quản lý nhà nước, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục trình Chính phủ sửa đổi bổ sung quy định pháp lý để kiểm soát chặt chẽ hoạt động TMĐT và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Các chuỗi cà phê giành "đất vàng" TP.HCM

Các chuỗi cà phê giành "đất vàng" TP.HCM

Khu vực quanh Bưu điện TP.HCM hay bến Bạch Đằng, bến Bình An đang có sự hiện diện của nhiều thương hiệu cà phê và trà sữa như %Arabica, Highlands Coffee, Katinat, Phê La...

Tạm thời thì cứ… thu phí

Tạm thời thì cứ… thu phí

TP.HCM chuẩn bị trở thành thành phố đầu tiên trên cả nước thu phí kẹt xe, nhằm hạn chế xe cá nhân vào khu vực trung tâm thành phố, bằng giải pháp thu phí xe vào giờ cao điểm.

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

Dứa Rubyglow - được lai tạo để có bề ngoài màu đỏ và vị ngọt đặc biệt - có giá 395,99 USD tại Melissa's Produce, một công ty bán trái cây và rau đặc sản có trụ sở tại California, Mỹ. Nhà phát triển loại trái cây này kỳ vọng vào “thị trường ngách” mà chỉ người giàu mới có ý định mua.

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT của ông Trương Gia Bình liên tục chinh phục định giá mới trong lịch sử hoạt động đã đưa vốn hoá của doanh nghiệp tăng cao. Các cổ phiếu công nghệ khác cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi nhiều mã trong ngành bật tăng từ tháng 4, đẩy mặt bằng giá lên cao.