Thứ sáu, 17/05/2024

Đâu là những nguyên nhân gây ngập lụt triền miên ở TP.HCM?

19/07/2022 5:58 AM (GMT+7)

TP.HCM đã xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước và quy hoạch thủy lợi chống ngập úng nhưng tiến độ triển khai còn chậm. Cùng với chế độ thủy triều và tác động đô thị hóa, ngập lụt ở TP.HCM vẫn tiếp diễn triền miên.

Ngập lụt ở TP.HCM vẫn triền miên

TP.HCM nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và ĐBSCL. Thành phố có hệ thống sông rạch tự nhiên chằng chịt (khoảng 2.953 tuyến, tổng chiều dài khoảng 4.371km).

Ban chỉ huy phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.HCM (Sở NNPTNT TP.HCM) cho biết thành phố chịu tác động từ các công trình thủy điện Trị An, hồ thủy lợi Dầu Tiếng ở thượng nguồn nên gặp nhiều khó khăn trong việc chống và giảm ngập.

TP.HCM chịu ảnh hưởng nặng nề do ngập lụt. Ảnh: P.V

TP.HCM chịu ảnh hưởng nặng nề do ngập lụt. Ảnh: P.V

Ông Nguyễn Đức Vũ – Chánh văn phòng Ban chỉ huy cho biết, mưa lớn có xu hướng ngày càng gia tăng, tập trung trong thời gian ngắn.

Năm 2021 và nửa đầu năm 2022, TP.HCM có 46 trận mưa với lượng mưa >50mm. Trong đó có 18 trận mưa gây ngập.

Triều cường có xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Đồng thời tần suất xuất hiện đỉnh triều ngày càng gia tăng.

Trong năm 2021 và nửa đầu năm 2022, TP.HCM xuất hiện 10 đợt triều cường cao, trên mức báo động cấp II, cấp III. Các đợt triều cường này đã gây ngập cục bộ nhiều tuyến đường, ảnh hưởng đến giao thông và việc đi lại của người dân.

"Ngoài ra, tổ hợp bất lợi đã xảy ra khi triều cường trên sông Sài Gòn dâng cao, kết hợp với mưa lớn và xả lũ của các hồ chứa thượng nguồn, ảnh hưởng đến công tác chống  giảm ngập của Thành phố", ông Vũ cho biết.

Triều cường tại trạm Phú An (trên sông Sài Gòn) và trạm Nhà Bè (trên kênh Đồng Điền) dâng cao, gây ngập úng cục bộ khiến người dân TP.HCM phải bì bõm lội nước. Ảnh: Chinh Hoàng

Triều cường tại trạm Phú An (trên sông Sài Gòn) và trạm Nhà Bè (trên kênh Đồng Điền) dâng cao, gây ngập úng cục bộ khiến người dân TP.HCM phải bì bõm lội nước. Ảnh: Chinh Hoàng

Về nguyên nhân chủ quan, tiến độ triển khai các đề án quy hoạch ở TP.HCM còn rất chậm.

Cụ thể là: quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước TP.HCM, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 752/QĐ-TTg 2001 (Quy hoạch 752) và quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP.HCM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1547 năm 2008 (Quy hoạch 1547).

Ngập lụt ở TP.HCM do tác động từ đô thị hóa

Hiện nay, hệ thống thoát nước của TP.HCM chủ yếu thông qua hệ thống sông, kênh, rạch (với khoảng 2.953 tuyến).

Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa, tình trạng san lấp, lấn chiếm trái phép, xả rác xuống sông, kênh, rạch vẫn chưa được ngăn chặn một cách hiệu quả.

Việc này gây bồi lắng, tắc nghẽn dòng chảy, cửa xả làm hạn chế khả năng thoát nước, tạo nước dâng cục bộ.

Đồng thời, việc đầu tư nạo vét hệ thống sông, kênh, rạch còn hạn chế, chưa phát huy hiệu quả tiêu thoát nước của cả hệ thống.

Nước tràn và nhà người dân ở quận 7 (TP.HMC) mỗi lần có triều cường. Ảnh: Chinh Hoàng.

Nước tràn và nhà người dân ở quận 7 (TP.HCM) mỗi lần có triều cường. Ảnh: Chinh Hoàng

Theo Ban chỉ huy phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai, trong quá trình xây dựng, cải tạo, nâng cấp đô thị, một số tuyến đường chính được nâng cao theo đúng cao trình theo quy hoạch (+2.0m).

Tuy nhiên, nhà dân không nâng cao cốt nền nhà đồng bộ với việc nâng cấp đường. Trong khi đó, hệ thống thu gom nước chảy tràn không xây dựng, gây ra tình trạng nước chảy tràn vào nhà dân mỗi khi mưa lớn.

Cũng có trường hợp một số tuyến đường hẻm, ở hai bên chưa được nâng cấp đồng bộ, không đấu nối được hệ thống thoát nước ra cống chính, gây ngập cục bộ.

Khó khăn trong việc chống ngập lụt ở TP.HCM

Theo ông Vũ, các quy hoạch về thoát nước, chống ngập và quy hoạch thủy lợi được phê duyệt hiện đã không còn phù hợp, nhưng chưa kịp thời bổ sung, điều chỉnh.

Do đó, một số tuyến đường đã được đầu tư vừa qua vẫn có khả năng xuất hiện ngập khi mưa lớn vượt tần suất thiết kế.

TP.HCM chưa có quy hoạch cao độ nền, làm cơ sở tính toán chính xác khi đầu tư hệ thống thoát nước. Quy hoạch sử dụng đất tại các địa phương chưa được cập nhật thông tin về hệ thống hạ tầng thoát nước.

Tiến độ thực hiện các dự án thoát nước quy mô lớn đều chậm do công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn. Nhất là quá trình đô thị hóa dọc theo các tuyến đường diễn ra nhanh chóng nên hạ tầng thoát nước chưa kịp phát triển theo quy hoạch.

Người dân TP.HCM phải chịu thêm một mùa mưa ngập nữa trước khi công trình chống ngập hoàn thành. Ảnh: L.S

Người dân TP.HCM phải chịu thêm một mùa mưa ngập nữa trước khi công trình chống ngập hoàn thành. Ảnh: L.S

Ban chỉ huy cho biết, trong khi chờ các dự án thoát nước theo Quy hoạch 752 và Quy hoạch 1547 được hoàn thành đưa vào sử dụng, TP.HCM đã triển khai một số giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn nhằm kéo giảm tình hình ngập.

Ông Vũ cho rằng, để chống ngập lụt ở TP.HCM, điều cần thiết là phải tiếp tục xây dựng hệ thống đê bao. Đây là một giải pháp căn cơ với vấn đề ngăn triều chống ngập.

Tuy nhiên, để tăng hiệu quả chống ngập, cần phải kết hợp với việc xây các hồ điều tiết. Và hệ thống đê bao luôn phải gắn liền với hệ thống cống ngăn triều, kết hợp với máy bơm công suất lớn ở các cửa sông, rạch nơi tuyến đê bao đi qua.

Vì nếu không có hồ điều hòa, thì đê bao cũng chính là đê chắn, không cho nước thoát ra mỗi khi Thành phố bị ngập lụt.

Để giải quyết dứt điểm tình trạng ngập lụt, cần phải có quy hoạch đô thị hợp lý, mang tính tổng thể, kết nối giữa các địa phương, đồng bộ toàn Thành phố.

"Ngoài ra, Thành phố cũng cần khôi phục các khu vực trũng thấp, ao hồ tự nhiên trong đô thị. Giải pháp này sẽ mang lại những lợi ích lâu dài cho đô thị", ông Vũ đề nghị.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Trước tình hình giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và đại diện Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã có lý giải tại buổi họp báo.

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

PGS.TS Phan Thanh Bình: Phải tính kế sách trăm năm cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

PGS.TS Phan Thanh Bình: Phải tính kế sách trăm năm cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

PGS.TS Phan Thanh Bình cho rằng, bảo vệ ĐBSCL là cấp bách, cấp thiết nhưng phải gắn với căn cơ và lâu dài, phải tính kế sách trăm năm chứ không phải vài năm hay vài chục năm.

Thuốc lá thế hệ mới: Chưa nhập khẩu mà đã không quản lý được thì không nên thí điểm

Thuốc lá thế hệ mới: Chưa nhập khẩu mà đã không quản lý được thì không nên thí điểm

Theo Cục Pháp chế (Bộ Công an), công tác quản lý thuốc lá thế hệ mới ở Việt Nam đang có nhiều hạn chế khi các sản phẩm này chưa được cấp phép, nhưng có thể mua một cách dễ dàng.