Luật thương mại điện tử mới của EU nhắm vào Google, Amazon, Facebook sắp có hiệu lực

18/04/2019 06:42 GMT+7
Theo các quy tắc mới vừa được EU được phê duyệt vào hôm thứ Tư, Google và Amazon sẽ phải công bố với các khách hàng doanh nghiệp về cách thức xếp hạng sản phẩm trên 2 nền tảng này, trong khi Facebook và các công ty công nghệ khác sẽ phải minh bạch hơn về các điều khoản và điều kiện sử dụng.

Theo các quy tắc mới được EU được phê duyệt vào hôm thứ Tư, Google và Amazon sẽ phải công bố với các khách hàng doanh nghiệp về cách thức xếp hạng sản phẩm trên 2 nền tảng này, trong khi Facebook và các công ty công nghệ khác sẽ phải minh bạch hơn về các điều khoản và điều kiện sử dụng.

Luật nền tảng kinh doanh (P2B), được Ủy ban châu Âu đề xuất vào tháng 4 năm ngoái, là động thái mới nhất của châu Âu nhằm kiềm chế những người khổng lồ trực tuyến và đảm bảo các hãng này phải đối xử công bằng người dùng và các đối thủ nhỏ hơn.

Hôm thứ Tư, các nhà lập pháp tại Nghị viện châu Âu đã bật đèn xanh cho các luật mới. Để có hiệu lực, các luật này phải được Hội đồng châu Âu phê duyệt trong những tháng tới. Các nhà đàm phán từ cả ba cơ quan đã đạt được thỏa thuận chính trị vào tháng Hai.

Các quy tắc mới sẽ được áp dụng đối với 7.000 công ty trực tuyến cung cấp các dịch vụ như thị trường thương mại điện tử, cửa hàng ứng dụng, phương tiện truyền thông xã hội và các công cụ so sánh giá.

Ba sản phẩm của Google là Google Play, Shopping and Search, sản phẩm App Store của Apple, Store and Bing của Microsoft, Amazon Marketplace, eBay, Fnac Marketplace, Instagram của Facebook, Skyscanner, Yahoo! and DuckDuckGo là một số công ty thuộc phạm vi ảnh hưởng quy định mới này.

“Là quy định đầu tiên trên thế giới giải quyết những thách thức về quan hệ kinh doanh trong mảng nền tảng trực tuyến, đây là một cột mốc quan trọng cho một thị trường kỹ thuật số thống nhất và đặt nền móng cho sự phát triển trong tương lai”, Andrus Ansip, Giám đốc Kỹ thuật số của Ủy ban châu Âu nói.

Các quy định này bao gồm một loạt các điều khoản cấm đối với những giao dịch không công bằng, yêu cầu các hãng phải thiết lập một hệ thống nội bộ để xử lý khiếu nại và cho phép các doanh nghiệp tập hợp lại với nhau để kiện các nền tảng.

Ngành công nghệ trước đây từng rất thành công trong các hoạt động vận động hành lang để được hỗ trợ về luật pháp nay cũng hoan nghênh các nhà lập pháp tiếp tục can dự.

Nhóm vận động hành lang công nghệ EDIMA cho rằng “Các quy định mới này sẽ góp phần tích cực trong việc tiến tới một thị trường kỹ thuật số thống nhất, đồng thời củng cố niềm tin và khả năng phán đoán thông qua mạng”. Các thành viên của nhóm này bao gồm Amazon, Apple, eBay, Expedia, Facebook, Google, Microsoft và Mozilla.

Quỳnh Diệp
Cùng chuyên mục