Từ ngày livestream bán thịt chua, hotgirl Phú Thọ lập kỳ tích về doanh thu, năm 2022 thu 52 tỷ đồng

Hoan Nguyễn Chủ nhật, ngày 03/09/2023 17:52 PM (GMT+7)
Quảng bá, kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội; liên kết, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ cao vào sản xuất, chế biến giúp nông sản đặc trưng của đất Tổ Phú Thọ vươn xa, gia tăng giá trị.
Bình luận 0

"Bão đơn", cháy hàng nhờ… livestream

9X Nguyễn Thị Thu Hoa (dân tộc Mường) ở Phú Thọ khởi nghiệp với món thịt chua Thanh Sơn, từng nhiều lần đổ đi bao mẻ thịt vì thất bại. Hiện nay, khi nhắc đến thịt chua Thanh Sơn thì người tiêu dùng nhớ ngay đến Trường Food (Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Trường Food) do Nguyễn Thị Thu Hoa làm Giám đốc.

Chị Hoa nhớ lại, suốt một thời gian dài, chị từng bắt xe, ôm từng hộp thịt chua đi giới thiệu sản phẩm. "Nhưng khát khao của tôi là đưa sản phẩm OCOP thịt chua Thanh Sơn vươn xa mọi miền. Điều này, thôi thúc tôi chuyển hướng kinh doanh từ bán hàng truyền thống sang xây dựng website, bán hàng qua thương mại điện tử, siêu thị; trên các nền tảng mạng xã hội" - chị Hoa nói.

Chuyển đổi số, liên kết đưa nông sản Đất Tổ vươn xa  - Ảnh 1.

Đồi chè trồng theo hướng hữu cơ an toàn của HTX Long Cốc. Ảnh: N.H

Đến nay, HTX sản xuất chè an toàn xã Long Cốc đã có 3 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao và một sản phẩm đạt OCOP 3 sao. Hàng nghìn tấn chè thành phẩm của HTX được bày bán tại các siêu thị lớn trên toàn quốc, đang hướng tới hoàn thiện hồ sơ để xuất khẩu, mang lại doanh thu hơn 1 tỷ đồng mỗi năm.

Chị Hoa cho hay, hiện nay TikTok là kênh đắc lực góp phần mở ra thị trường mới, gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh tế cho các sản phẩm thịt chua Thanh Sơn. Chị Hoa đã thiết lập tài khoản Tiktok "Hoa thịt chua", thường xuyên livestream giới thiệu, quảng bá sản phẩm thịt chua và nhanh chóng thu hút đông đảo người xem.

Hiện tài khoản Tiktok "Hoa thịt chua" có hơn 300.000 lượt người theo dõi; có video đạt hàng triệu lượt xem. "Đỉnh điểm tại chương trình livestream "Chợ phiên OCOP - Về miền Đất Tổ" trên Tiktok diễn ra ngày 22/7 vừa qua, tôi đã quảng bá, giới thiệu được 40 nông sản đặc trưng của tỉnh Phú Thọ và các sản phẩm thịt chua vị truyền thống, thịt chua tỏi ớt, đặc sản thịt muối, cá thính... của Trường Foods. Buổi bán hàng này đã thu hút gần 20 triệu lượt xem, bán được hơn 3.000 đơn hàng. Trong đó, các sản phẩm thịt chua Thanh Sơn của chúng tôi đã cháy hàng, mang về doanh thu hơn 300 triệu đồng" - chị Hoa cho hay.

Khai thác tốt tiềm năng của nền tảng số, doanh thu của Trường Foods liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây: Từ 40 tỷ đồng năm 2020, tăng lên 52 tỷ đồng năm 2022; giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 80 lao động địa phương, với mức thu nhập 6-8 triệu/người/tháng.

Tiktok Hoa thịt chua còn tích cực phối hợp với Sở NNPTNT, Tỉnh Đoàn Phú Thọ tham gia chương trình hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân. Các phiên livestream của Tiktoker "Hoa thịt chua" đã gây "bão đơn", truyền cảm hứng cho thanh niên nông thôn ở các địa phương nỗ lực ứng dụng chuyển đổi số trong khởi nghiệp, lập nghiệp, phát triển sản phẩm đặc trưng vùng miền.

Chuyển đổi số, liên kết đưa nông sản Đất Tổ vươn xa  - Ảnh 3.

Qua nền tảng mạng xã hội, livestream, tài khoản Tiktok “Hoa thịt chua” đã thu hút hàng triệu lượt xem, đặt mua hàng. Ảnh: N.H

Liên kết chuỗi để phát triển bền vững

Với diện tích hơn 15.000ha, chè là một trong những loại cây trồng chủ lực của tỉnh Phú Thọ phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu nhiều nước. Đến nay, Phú Thọ đã xây dựng được 70 vùng trồng chè tập trung với tổng diện tích hơn 5.800ha. Trong đó, đã cấp 2 mã số vùng trồng; cấp các chứng chỉ an toàn, vệ sinh thực phẩm đạt gần 3.700ha.

Năm 2018, HTX sản xuất chè an toàn Long Cốc (xã Long Cốc, huyện Tân Sơn) được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ tổ hợp tác. Xác định mục tiêu nâng cao chất lượng sản xuất và chế biến chè trên cơ sở phát triển vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn an toàn, ngay khi ra đời, HTX đã tập trung phát triển vùng nguyên liệu tại chỗ gắn với chế biến chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. 

Đồng thời, HTX đã hình thành mạng lưới liên kết với các hộ dân trên địa bàn phát triển vùng chè an toàn theo hướng hàng hóa, xây dựng chuỗi giá trị, từng bước nâng cao chất lượng và phát triển thương hiệu "Chè an toàn Long Cốc". 

Chị Phạm Thị Hạnh – Giám đốc HTX cho hay, HTX đang liên kết với 20 hộ trồng chè với diện tích 37ha theo quy trình sản xuất tiêu chuẩn VietGAP và định hướng hữu cơ. Để nông dân yên tâm lao động sản xuất, HTX còn hỗ trợ về phân bón, cam kết thu mua chè búp tươi với giá ổn định; tổ chức các buổi tuyên truyền, giao lưu trao đổi kinh nghiệm phương thức phát triển cây chè đạt tiêu chuẩn sản xuất sạch hướng tới vùng chè hữu cơ an toàn.

HTX Long Cốc cũng đã đầu tư xây dựng xưởng sản xuất chè với hệ thống máy móc hiện đại, đạt công suất chế biến 4 tấn chè tươi/ngày; đưa máy móc tự động hóa đến 70% công đoạn sản xuất chè ở khâu sao chè, đóng gói hút chân không… 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem