Sét đánh có thể mang tới sự sống trên Trái đất và cả các hành tinh khác trong Vũ trụ

Thứ năm, ngày 01/04/2021 13:00 PM (GMT+7)
Các nhà khoa học đã công bố, những tia sét giáng xuống Trái đất có thể gieo mầm cho sự sống xuất hiện. Bên cạnh đó, có khả năng điều này cũng đúng với những “thế giới khác” ngoài Hệ mặt trời của chúng ta.
Bình luận 0
Sét đánh có thể mang tới sự sống trên Trái đất và cả các hành tinh khác trong Vũ trụ - Ảnh 1.

Sét giúp sự sống xuất hiện trên Trái đất và có thể trên các hành tinh khác

Nghiên cứu mới mang tính đột phá của các nhà địa chất tại Đại học Leeds đã tìm ra mối liên hệ giữa sét  và nguồn gốc của sự sống trên Trái đất. Cho đến nay, các nhà khoa học đã đồng ý rằng các yếu tố quan trọng của sự sống đã được mang đến Trái đất thông qua việc bắn phá của các thiên thạch hơn bốn tỷ năm trước. Tuy nhiên, nghiên cứu mới được công bố đã phát hiện ra một số khoáng chất tương tự có thể đã bị hàng tỷ tia sét đánh xuống - và điều tương tự cũng có thể đúng đối với sự sống ở các hành tinh ngoài Hệ mặt trời của chúng ta. Nghiên cứu do sinh viên Benjamin Hess tại khoa Trái đất và Môi trường thuộc Đại học Leeds dẫn đầu.

Hess, hiện đang là ứng viên Tiến sĩ tại Đại học Leeds, Hoa Kỳ, đã kiểm tra các mẫu của một tảng đá có vẻ ngoài khác thường được gọi là fulgurite. Fulgurite, bắt nguồn từ tiếng Latinh có nghĩa là sét, hình thành khi sét đánh xuống mặt đất. Hess và các đồng nghiệp của mình đã kiểm tra các mẫu fulgurite hình thành khi sét đánh vào một ngôi nhà cách đây 5 năm ở Glen Ellyn, Illinois, Hoa Kỳ. Điều này đã làm cho những tảng đá này có nồng độ khoáng chất phốt pho cao bất thường được gọi là schreibersite. Phốt pho là thành phần quan trọng trong nhiều quá trình chi phối sự sống, từ tăng trưởng đến sinh sản. Trên một Trái đất trẻ, phốt pho được tìm thấy trên bề mặt hành tinh không hòa tan trong nước - nhưng schreibersite thì có.

Sét đánh có thể mang tới sự sống trên Trái đất và cả các hành tinh khác trong Vũ trụ - Ảnh 2.

Fulgurite hình thành khi sét đánh xuống đất

Kết quả nghiên cứu đã được công bố vào ngày 16/3 trên tạp chí Nature Communications. Hess chia sẻ: "Nhiều người cho rằng sự sống trên Trái đất bắt nguồn từ vùng nước nông trên bề mặt, theo khái niệm nổi tiếng của Darwin. Hầu hết các mô hình về cách sự sống có thể hình thành trên bề mặt Trái đất đều được cho là do các thiên thạch mang theo một lượng nhỏ schreibersite. Công trình của chúng tôi tìm thấy một lượng tương đối lớn schreibersite trong fulgurite được nghiên cứu."

Vì sét là rất thường xuyên "tới thăm" Trái đất, các nhà nghiên cứu đã lập luận rằng các vụ va chạm của thiên thạch mang tới phốt pho đã giúp sự sống xuất hiện trên Trái đất. Sét  không có tính hủy diệt như các cuộc bắn phá của đá không gian, điều này có nghĩa là nó cũng có khả năng can thiệp vào các quá trình tiến hóa giúp sự sống xuất hiện. Hess chia sẻ thêm: "Có lẽ, quan trọng hơn, điều này cho chúng ta một ý tưởng là sự hình thành sự sống trên các hành tinh giống Trái đất khác cũng có thể xảy ra từ rất lâu khi các vụ va chạm với thiên thạch xảy ra dày đặc." Nghiên cứu cũng cho thấy các khoáng chất phốt pho được tạo ra bởi các tia sét vượt qua các khoáng chất do thiên thạch lắng đọng khi và vào hành tinh của chúng ta 3,5 tỷ năm trước. Đây cũng là khoảng thời gian mà một số loài microfossils được cho là đã xuất hiện.

Sét đánh có thể mang tới sự sống trên Trái đất và cả các hành tinh khác trong Vũ trụ - Ảnh 4.

Các khoáng chất phốt pho trong fulgurite hòa tan trong nước

Tiến sĩ Jason Harvey, Phó Giáo sư Địa hóa học tại Leeds, người đã cố vấn Hess, cho biết: "Vụ bắn phá ban đầu là một sự kiện chỉ xảy ra trong Hệ mặt trời. Khi các hành tinh đạt đến khối lượng của chúng, việc cung cấp thêm phốt pho từ các thiên thạch trở nên không cần thiết. Mặt khác, sét không phải là một sự kiện chỉ xảy ra một lần. Nếu điều kiện khí quyển thuận lợi cho việc tạo ra sét, các nguyên tố cần thiết cho sự hình thành sự sống có thể được chuyển đến bề mặt của một hành tinh. Điều này có nghĩa là sự sống có thể xuất hiện trên các hành tinh giống Trái đất vào bất kỳ thời điểm nào."

Theo Sandra Piazolo, Giáo sư Địa chất Cấu trúc và Kiến tạo, những phát hiện của nghiên cứu mở ra một nghiên cứu hoàn toàn mới. Bà nói: "Tất cả những nghiên cứu này sẽ giúp nâng cao hiểu biết của chúng ta về tầm quan trọng của fulgurite trong việc thay đổi môi trường hóa học của Trái đất theo thời gian."

Hà Trang (express.co.uk)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem