Thứ sáu, 17/05/2024

Không đẩy mạnh đàm phán, cuối năm sau vẫn sẽ tiếp tục ùn ứ nông sản sang Trung Quốc

01/01/2022 6:30 PM (GMT+7)

Theo nhận định của các chuyên gia, để giải quyết tận gốc tình trạng nông sản sang Trung Quốc “đến hẹn lại tắc”, vấn đề cốt yếu là phải chuyển dịch sang xuất khẩu chính ngạch, tăng cường chế biến sâu.

Đến hẹn lại "giải cứu" ùn ứ nông sản sang Trung Quốc

Hiện nay, tại các cửa khẩu Việt - Trung ở tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, tình trạng ùn ứ hàng ngàn xe nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc nằm chờ thông quan. Trước tình trạng trên, một số chủ hàng đành phải cho xe quay đầu, dỡ bỏ nông sản xuống bán đổ bán tháo.

Theo khảo sát của PV, tại một số điểm bán hàng lưu động tại TP. Hà Nội như Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy,… mít da xanh "giải cứu" có giá 7.000-10.000 đồng/kg; xoài keo, xoài hạt lép giá chỉ 6.000-8.000 tùy loại, thanh long ruột đỏ giá 12.000-15.000 đồng/kg...

Nhận định về tình trạng trên ông Đàm Văn Đua, Giám đốc HTX Đông Cao (Tráng Việt, Mê Linh, Hà Nội) cho hay, việc các loại nông sản quay đầu bán giá "siêu rẻ" sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu kéo dài tình trạng này năm này qua năm khác, cả người trồng lẫn kinh doanh đều sẽ phải chịu thiệt hại.


Không có chiến lược lâu dài, cuối năm sau vẫn sẽ ùn ứ hàng hóa đi Trung Quốc - Ảnh 1.

Tình trạng nông sản quay đầu bán giá "siêu rẻ" phổ biến tại các tuyến phố của TP. Hà Nội những ngày qua. (Ảnh: Thanh Phong)

"Các sản phẩm vùng chuyên canh xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là mặt hàng hoa quả. Trong khi nguồn cung ứng các sản phẩm này thị trường nội địa đã khá dồi dào. Tình trạng "giải cứu" nông sản theo tôi chỉ diễn ra trong ngắn hạn nhưng với mức giá quá thấp sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới thị trường trong nước do người dân tập trung mua các sản phẩm này", ông Đua chia sẻ.

Đánh giá về tình trạng hàng hóa, nông sản Việt Nam bị ùn ứ tại cửa khẩu, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, nguyên Giám đốc Sở Thương mại đánh giá, đây không phải là chuyện lạ, đã xảy ra liên tục trong 10 năm qua. Tuy nhiên, đợt ùn ứ lần này được đánh giá lớn nhất từ trước tới nay.

"Mọi năm, cuối tháng 12 là thời điểm tập kết hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất sang Trung Quốc để phục vụ đất nước tỷ dân trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Thế nhưng, hiện nay, phía Trung Quốc kiểm soát dịch bệnh rất chặt, họ đưa ra nhiều yêu cầu chặt chẽ khi nhập khẩu hàng hóa ở các cửa khẩu. Điều này dẫn đến hiện tượng ùn ứ là điều dễ hiểu", ông Phú phân tích.

Đánh giá thêm, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cho biết, hầu hết các loại hàng hóa tiêu dùng được tự do thông thương thì riêng các loại hoa quả, trái cây cần phải được chính quyền mỗi nước cho phép thì mới được nhập khẩu. Lý do là các hàng hóa này cần phải đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn kiểm dịch.

Cho đến nay, Trung Quốc mới chỉ chính thức cho phép nhập khẩu 9 loại trái cây của Việt Nam.Những loại khác Việt Nam rất dồi dào, như sầu riêng, vú sữa, bưởi, chanh leo, na, roi, bơ, dừa, khoai lang... buộc phải đi đường tiểu ngạch, qua các cửa khẩu phụ.

Phía Trung Quốc có điều tiết rõ ràng thông qua chính sách thuế phí, theo đó hoa quả, trái cây nếu không đi qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị thì sẽ phải đi qua cửa khẩu phụ Tân Thanh (phía bên Trung Quốc gọi là Pò Chài), thương nhân Trung Quốc cũng tập trung ở đó để nhận hàng.

Gọi là xuất khẩu nhưng thực chất là "chợ huyện"

Cũng theo chia sẻ của ông Hải, tình trạng xuất khẩu theo hình thức trên gây ra sự "bấp bênh" cho hàng hóa của Việt Nam. Mỗi khi thị trường Trung Quốc thay đổi chính sách, ngay lập tức các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ chịu ảnh hưởng ngay lập tức.

Không đẩy mạnh đàm phán, cuối năm sau vẫn sẽ tiếp tục ùn ứ nông sản sang Trung Quốc - Ảnh 3.

Hàng ngàn xe chở hàng Việt vẫn đang nằm chờ tại cửa khẩu phía Bắc. Ảnh: AN HIỀN

"Gọi là xuất khẩu, nhưng hình thức bán hàng cũng giống như ở chợ huyện. Xuất khẩu mà chưa biết người mua hàng bên kia biên giới là ai. Một xe chở dưa hấu khi sang đến Pò Chài sẽ được thương lái Trung Quốc đến xem, mặc cả, lựa ra những quả còn tốt thì lấy, quả nào thối thì vứt lại... Cách mua bán bấp bênh như thế, nhiều yếu tố rủi ro như thế nên những lúc vào mùa trái cây chín rộ (đầu tháng 4 và cuối tháng 11) lượng trái cây đưa lên dồn dập, năng lực thông quan tại cửa khẩu không đáp ứng nổi, gây nên hiện tượng ùn tắc, người dân Lạng Sơn lại ngậm ngùi chứng kiến những dòng xe xếp hàng dài trên đường vào cửa khẩu, đỗ tràn cả ra đến đường quốc lộ", ông Hải chia sẻ.

 Nói về việc giải quyết tình trạng ùn ứ hiện tại và dài hạn, ông Hải cho rằng, một việc cấp bách là đẩy mạnh đàm phán với Trung Quốc để mở rộng danh sách trái cây được nhập khẩu ngoài 9 loại đã nêu ở trên, nếu không thì vú sữa, sầu riêng, bưởi, chanh leo, na, roi, bơ, dừa, khoai lang vẫn mãi chỉ đi qua cửa khẩu phụ.

 Đồng tình quan điểm trên, chuyên gia Vũ Vinh Phú chỉ ra, không thể chỉ đưa ra các phương án mang tính tạm thời. Theo đó, việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc phải dựa trên cơ sở đàm phán ký kết xuất khẩu chính ngạch và làm tốt vấn đề phòng dịch từ khâu nuôi trồng đến vận chuyển lên biên giới.

 "Chúng ta phải mời chuyên gia, ngành chức năng Trung Quốc sang kiểm tra, phòng chống dịch ngay tại Việt Nam. Khi đó, hàng hóa sẽ được chuyển thẳng sang biên giới không phải kiểm dịch. Tình trạng chở thẳng hàng lên biên xong mới thực hiện các thủ tục chắc chắn dẫn tới việc ùn ứ", chuyên gia Vũ Vĩnh Phú chia sẻ.

Ngoài ra, ông Phú cũng cho rằng, cần tăng cường chế biến, nếu xuất khẩu hoa quả tươi như hiện tại chỉ để được vài ngày. Bên cạnh đó, nhà nước cần đầu tư kho dự trữ chiến lược.

"Về phương án mở thêm vận tải đường sắt thì cần tính toán cả việc xuất khẩu sang cả châu Âu, không chỉ giới hạn ở Trung Quốc. Mỗi khi thị trường Trung Quốc thay đổi là ảnh hưởng cả ngành nông nghiệp. Nếu không có chiến lược lâu dài thay đổi dần trong 5, 10 năm, tôi cho rằng cuối năm sau, nông sản sẽ lại ùn ứ tại cửa khẩu", ông Phú khẳng định.

Mới đây, tại Hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp năm 2021, triển khai nhiệm vụ 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hiện tượng ùn ứ nông sản ở cửa khẩu biên giới phía Bắc năm nào cũng diễn ra.

Do đó, các bộ ngành, địa phương cần phải chủ động, cốt yếu là phải tạo ra các sản phẩm chất lượng đi theo đường chính ngạch, thực hiện bài bản, phát triển nông sản theo chuỗi giá trị mới bền vững.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.