Hòa Bình nâng trình độ cán bộ, tạo động lực phát triển

Việt Thuần Thứ năm, ngày 23/11/2023 13:07 PM (GMT+7)
Xác định công tác cán bộ là vô cùng quan trọng trong việc việc phát triển kinh tế xã hội, trong những năm qua tỉnh Hòa Bình không ngừng kiện toàn công tác tổ chức và nâng cao trình độ cho cán bộ. Đây cũng là động lực để đưa tỉnh Hòa Bình gặt hái được nhiều thành công.
Bình luận 0

Một trong những nhiệm vụ chính của công tác cán bộ là đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng và đủ số lượng để đáp ứng các nhiệm vụ phát triển của tỉnh. Để làm được điều này, tỉnh Hòa Bình đã chú trọng vào việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, từ việc tuyển dụng nhân sự mới cho đến việc nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho cán bộ cũ. Đặc biệt, việc xác định và phát triển nhân tài địa phương là một ưu tiên hàng đầu...

Công tác cán bộ là khâu then chốt

Hòa Bình nâng trình độ cán bộ, tạo động lực phát triển - Ảnh 1.

Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chúc mừng các cán bộ được luân chuyển, phân công nhiệm vụ, tháng 4/2023. Ảnh: H.B.O

Đề nghị các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh mạnh dạn bố trí cán bộ trẻ đảm nhận các vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị, nâng cao tỷ lệ cán bộ trẻ trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý các cấp...".

Ông Nguyễn Phi Long - Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình đã ban hành nhiều văn bản về công tác cán bộ để tập trung chỉ đạo thực hiện. Trong đó có những văn bản lần đầu ban hành, chưa có tiền lệ như: Đề án về "Xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030"; Đề án về "Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cấp ủy các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, tổ trưởng tổ đảng ở những chi bộ có đông đảng viên"; phân công cán bộ lãnh đạo cơ quan, đơn vị cấp tỉnh theo dõi địa bàn xã, phường, thị trấn; về bố trí, sắp xếp, chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ giữ 2 nhiệm kỳ liên tiếp ở cùng một địa phương cơ quan, đơn vị…

Qua thực hiện các đề án, văn bản này đã từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; giúp cán bộ xác định rõ hơn về vị trí công tác, trách nhiệm gắn bó với cơ sở. Cán bộ được quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, rèn luyện, thử thách trong môi trường mới và trưởng thành, bước đầu tạo ra hiệu quả trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Theo bà Bùi Thị Minh - Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, tỉnh Hòa Bình đã thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII "Về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ". Các mặt công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí, sắp xếp cán bộ được quan tâm. Nếu nhiệm kỳ 2015-2020, có 6/10 bí thư cấp huyện không là người địa phương, đến nhiệm kỳ 2020-2025 có 100% Bí thư huyện ủy, thành ủy không là người địa phương; trong đó, 3/10 huyện có cả cán bộ lãnh đạo cấp ủy và UBND không là người địa phương. Từ đó đã tác động tích cực đến công tác lãnh đạo, điều hành tại các địa phương, nhất là tác phong, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, đảng viên theo hướng sát dân, gần dân hơn; dần khắc phục tình trạng cục bộ địa phương, giúp cán bộ trưởng thành; kiểm soát quyền lực tốt hơn.

Hòa Bình nâng trình độ cán bộ, tạo động lực phát triển - Ảnh 3.

Hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình đối thoại với nông dân năm 2023. Ảnh: Phạm Hoài

Hòa Bình nâng trình độ cán bộ, tạo động lực phát triển - Ảnh 4.

Ông Bùi Tiến Lực - Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hòa Bình đánh giá: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của tỉnh tiếp tục đổi mới, phù hợp và từng bước đạt kết quả tốt, nhất là phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy phụ trách các ngành, lĩnh vực, địa phương tập trung lãnh đạo nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Tỉnh ủy đã phân công 137 lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh theo dõi 151 xã, phường, thị trấn; luân chuyển cán bộ lãnh đạo phù hợp năng lực, phẩm chất, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cơ quan, đơn vị, địa phương, chuẩn bị nguồn cán bộ cho nhiệm kỳ tới, nhận được sự ủng hộ của cán bộ, nhân dân.

Đặc biệt, công tác đánh giá cán bộ được chú trọng vừa làm tăng trách nhiệm của cá nhân, vừa nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy. Việc đánh giá cán bộ theo theo nguyên tắc lấy sản phẩm, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị là thước đo năng lực cán bộ, đảng viên. "Định hướng về công tác đánh giá, xếp loại cán bộ, đảng viên thực thi nhiệm vụ, nhất là các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, chỉ đạo các dự án, công trình trọng điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh cần là cơ sở để đánh giá xếp loại thi đua của năm và cơ sở để bố trí, quy hoạch sắp xếp cán bộ những năm tới" - đồng chí Nguyễn Phi Long - Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình, nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu này.

Mỗi cán bộ phải nỗ lực vươn lên

Ngày 18/7/2023, Ban thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ban hành Kết luận tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW. Mục tiêu đến năm 2030 xây dựng được đội ngũ cán bộ các cấp chuyên nghiệp, chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý, bảo đảm sự chuyển giao thế hệ một cách vững vàng; cơ bản xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp chiến lược ngang tầm nhiệm vụ.

Quán triệt quan điểm của Đảng về công tác cán bộ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Babn thường vụ Tỉnh ủy đã thực hiện nhiều giải pháp về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sắp xếp cán bộ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tăng cường phân cấp gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, tạo chuyển biến trong công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thực tế đã có những chuyển động tích cực trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở cơ quan, đơn vị, địa phương.

Ngoài việc đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng, công tác cán bộ cũng tập trung vào việc quản lý và đào tạo cán bộ. Điều này bao gồm việc xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức các khóa học và hội thảo nhằm nâng cao trình độ kiến thức và năng lực của cán bộ. Tỉnh Hòa Bình đã đầu tư vào các hoạt động đào tạo chuyên sâu và thường xuyên để giúp cán bộ nắm vững công việc, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển và quản lý.

Công tác cán bộ cũng đảm bảo việc xây dựng và duy trì một môi trường làm việc chuyên nghiệp và động lực. Điều này bao gồm việc tạo điều kiện tốt nhất để cán bộ thực hiện công việc, khuyến khích sự sáng tạo và đề cao tinh thần trách nhiệm trong công việc. Tỉnh Hòa Bình đã có các chính sách và phúc lợi hấp dẫn, đồng thời cải tiến môi trường làm việc và xây dựng văn hóa tổ chức mạnh mẽ, gắn kết…

Công tác cán bộ của tỉnh Hòa Bình cũng không chỉ tập trung vào quản lý và phát triển cán bộ nội bộ mà còn đặc biệt quan tâm đến việc thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trẻ, tài năng gia nhập và phục vụ công tác tại địa phương. Tỉnh Hòa Bình đã xây dựng các chính sách hỗ trợ và khuyến khích cán bộ trẻ tham gia vào các dự án và hoạt động quan trọng, đồng thời tạo ra môi trường làm việc và phát triển nghề nghiệp hấp dẫn để thu hút và giữ chân những người trẻ tài năng. 


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem