Bắc Giang: Tỷ phú nuôi lợn tuần hoàn kiểu độc lạ được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021

Khương Lực Thứ hai, ngày 08/11/2021 06:31 AM (GMT+7)
Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Hoàng Đình Quê ở thôn Quỳnh Sơn, xã Quỳnh Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang xây dựng mô hình chăn nuôi tuần hoàn, kết hợp nuôi lợn, lấy phân lợn nuôi giun trùn quế, lấy trùn quế làm thức ăn cho gà, vịt, ba ba...Vì thế, ông Quê nuôi lợn không lo dịch bệnh, thắng lớn.
Bình luận 0

Clip: Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Hoàng Đình Quê ở Bắc Giang hé lộ bí quyết chăn nuôi tuần hoàn, chưa bị xảy ra dịch bệnh. Ông nuôi lợn, lấy phân lợn nuôi trùn quế, lấy trùn quế nuôi cá, nuôi gà, nuôi vịt...

Ảnh, clip: Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 ở Bắc Giang lộ bí quyết chăn nuôi tuần hoàn, không lo dịch bệnh - Ảnh 2.

Từng buôn bán thịt lợn hơn 10 năm, Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Hoàng Đình Quê “bén duyên” với nghề chăn nuôi lợn trong một tình huống khá bất ngờ. Đó là thời điểm lợn nuôi trong dân bị dịch nên họ bán chạy rất nhiều. Do khoa học kỹ thuật chưa phát triển, lợn bị bệnh coi như vứt đi hoặc được bán với giá rất rẻ.“Khi lợn của dân bị dịch, người ta bán rất nhiều, về thịt không kịp. Hai vợ chồng mày mò nghĩ thú y tiêm thuốc cho lợn không khỏi thì mình không tiêm nữa. Tôi làm công tác môi trường cho con lợn ở chỗ mát cho khỏe. Kỷ lục nhất tôi mua con lợn có 50.000 đồng sau bán được một chỉ vàng” – ông Quê nói. Ảnh: Khương Lực.

Ảnh, clip: Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 ở Bắc Giang lộ bí quyết chăn nuôi tuần hoàn, không lo dịch bệnh - Ảnh 3.

Nhận thấy cơ hội từ chăn nuôi lợn, năm 2008 vợ chồng ông bắt đầu đầu tư vào chăn nuôi lợn. Từ vài chục con lúc đầu, ông nâng dần lên đến vài trăm con. Hiện nay, ông đang nuôi gia công cho Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam mỗi lứa khoảng 2.000 con lợn. Một năm trừ chi phí, ông thu lợi trên dưới 1 tỷ đồng từ chăn nuôi lợn. Ảnh: Khương Lực.

Ảnh, clip: Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 ở Bắc Giang lộ bí quyết chăn nuôi tuần hoàn, không lo dịch bệnh - Ảnh 4.

Theo ông Quê, trong chăn nuôi vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường và tăng trọng của đàn lợn rất quan trọng. "Đối với tăng trọng, nuôi bán công nghiệp tự do ở ngoài rơi vào khoảng 2,5-2,7kg thức ăn chăn nuôi mới được 1kg tăng trọng, nhưng nuôi trong khép kín chỉ 2,2-2,3kg đã được 1kg tăng trọng. Chất lượng lợn lại tốt hơn, bán đắt hơn lợn nuôi trong dân khoảng 6-7 nghìn đồng/kg lợn hơi" - ông Quế nói. Ảnh: Khương Lực

Ảnh, clip: Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 ở Bắc Giang lộ bí quyết chăn nuôi tuần hoàn, không lo dịch bệnh - Ảnh 5.

Theo ông Quê, người chăn nuôi bao giờ cũng đi sâu vào vấn đề ảnh hưởng môi trường: "Có xử lý được môi trường thì chăn nuôi mới tồn tại được. Nếu không xử lý được ô nhiễm môi trường thì ảnh hưởng đến xã hội và trực tiếp đến vật nuôi - nó sẽ sinh ra đủ dịch bệnh và vật nuôi không tồn tại được. Mình có làm tốt thì mới không xảy ra dịch bệnh và đảm bảo kết quả chăn nuôi". Ảnh: Khương Lực.

Ảnh, clip: Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 ở Bắc Giang lộ bí quyết chăn nuôi tuần hoàn, không lo dịch bệnh - Ảnh 6.

Nhờ chăn nuôi an toàn sinh học và thu gom toàn bộ chất thải để nuôi giun trùn quế, tạo thức ăn cho gà, vịt, ba ba... nên mặc dù chuồng trại kín nhưng không khí thoáng đãng, ít mùi hôi thối.

Ảnh, clip: Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 ở Bắc Giang lộ bí quyết chăn nuôi tuần hoàn, không lo dịch bệnh - Ảnh 7.

Ông Quê cho biết, hiện này trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có trên 1.000 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, hằng ngày chất thải ra môi trường rất lớn, gây ảnh hưởng đến môi trường, dịch bệnh, sức khỏe cho con người, các trang trại chủ yếu xây dựng hầm bioga làm chất đốt, xử lý chất thải không triệt để, không đem lại hiệu quả kinh tế. Từ năm 2017, gia đình ông đã xây dựng 200 mét vuông nuôi giun trùn quế, mỗi lứa nuôi 3.000kg sinh khối giun giống/1lứa, một năm nuôi bốn lứa, tổng được 12.000 kg tạo thức ăn cho vịt, gà, cá, ba ba, góp phần giảm chi phí về số lượng cám ăn và ngày công lao động. Ảnh: Khương Lực.

Ảnh, clip: Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 ở Bắc Giang lộ bí quyết chăn nuôi tuần hoàn, không lo dịch bệnh - Ảnh 8.

Ông Quế kiểm tra khu nuôi trùn quế, xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn. "Mỗi năm trừ chi phí ban đầu đi gia đình tôi vẫn thu được từ 400 - 500 triệu đồng từ mô hình nuôi giun trùn quế" - ông Quế thông tin. Ảnh: Khương Lực.

Ảnh, clip: Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 ở Bắc Giang lộ bí quyết chăn nuôi tuần hoàn, không lo dịch bệnh - Ảnh 9.

Nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và xử lý chất thải bằng giun trùn quế, trang trại chưa bao giờ xảy ra dịch bệnh, kể cả dịch tả lợn Châu Phi. Thấy mô hình hiệu quả, nhiều đoàn đến thăm quan, học tập và đến nay đã nhân rộng ra hơn 20 trang trại chăn nuôi trong tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Khương Lực.

Ảnh, clip: Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 ở Bắc Giang lộ bí quyết chăn nuôi tuần hoàn, không lo dịch bệnh - Ảnh 10.

Ông Lã Văn Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đánh giá, mô hình chăn nuôi nuôi lợn, kết hợp xử lý chất thải bằng giun trùn quế, tạo thức ăn cho vịt, gà, ba ba... là một mô hình chăn nuôi tuần hoàn mới, có hiệu quả kinh tế cao. "Nông dân Hoàng Đình Quê đã tham gia cuộc thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông tỉnh Bắc Giang lần thứ 9 và đạt giải 3 cấp tỉnh" - ông Lã Văn Đoàn cho biết. Ảnh: Khương Lực.

Với mô hình chăn nuôi tuần hoàn, Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Hoàng Đình Quê ở thôn Quỳnh Sơn, xã Quỳnh Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang không chỉ giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi mà còn giúp vật nuôi khỏe mạnh, không bị dịch bệnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Mỗi năm gia đình ông thu từ 1,5-2 tỷ đồng từ trang trại chăn nuôi, tạo việc làm ổn định cho 8-10 lao động, mức lương bình quân từ 5- 8 triệu đồng/người/tháng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem