Thứ hai, 27/05/2024

Du lịch Hà Nội không chỉ có Hồ Gươm, phố cổ

05/08/2023 8:00 AM (GMT+7)

Sau 15 năm thực hiện mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, ngành du lịch đã có những bước tiến đáng kể, từng bước phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô.


Theo bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, năm 2019, Thủ đô Hà Nội đón 21,92 triệu lượt khách nội địa (gấp 1,9 lần năm 2011), 7,02 triệu lượt khách quốc tế (gấp 3,7 lần năm 2011), chiếm trên 37% lượng khách quốc tế của cả nước, xứng đáng vai trò trung tâm điều phối du lịch lớn nhất khu vực phía Bắc.

Sau đó, Hà Nội đã được xếp hạng trong nhóm 10 thành phố có tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới, đứng thứ 15 trong danh sách 25 điểm đến du lịch phổ biến nhất trên thế giới.

Đến năm 2020 và 2021, ngành du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid - 19, do đó khách du lịch suy giảm mạnh.

Tuy nhiên, ngay khi đại dịch dần được kiểm soát, Thành phố đã chỉ đạo thực hiện kích cầu và cơ cấu lại các sản phẩm du lịch, trong đó tập trung phục vụ khách nội địa. 

Theo đó, Thành phố đã công nhận thêm 10 điểm du lịch, xây dựng thêm nhiều sản phẩm mang đến "làn sóng mới" cho du lịch; ký kết hợp tác, kết nối với các tỉnh, thành phố thiết lập "hành lang xanh" du lịch; tổ chức nhiều chương trình kích cầu, tuyên truyền, quảng bá "Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn"…

Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn nhằm tăng cường, nâng cao năng lực quản lý du lịch, chuyển đổi số trong hoạt động du lịch; các lớp văn hóa du lịch cộng đồng tại các trọng điểm du lịch. 

Du lịch Hà Nội không chỉ có Hồ Gươm, phố cổ - Ảnh 1.

Dự kiến hết năm 2023, Hà Nội sẽ thu hút trên 22 triệu lượt khách du lịch cả trong nước và quốc tế.

So với 15 năm trước, Hà Nội hiện đã mở rộng thêm 5 tuyến phố đi bộ và đang xem xét chấp thuận thêm 2 phố đi bộ (Phố đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận; phố đi bộ khu vực phố Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ; Phố đi bộ khu vực Hồ Thuyền Quang, Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng; Phố đi bộ quanh hào Thành cổ, Thị xã Sơn Tây; Phố đi bộ Đảo Ngọc, Ngũ Xã, quận Ba Đình. Đang làm thủ tục chấp thuận chủ trương phố đi bộ, phố đêm Ocean Park, Huyện Gia Lâm; khu phố kinh doanh dịch vụ, đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh, quận Ba Đình).

Đến năm 2022, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 18,7 triệu lượt khách, đạt tương đương năm 2015, bằng 62,3% mục tiêu năm 2025 (30 triệu lượt khách), trong đó khách quốc tế 1,5 triệu lượt, bằng 21,4% mục tiêu năm 2025. 

Theo thống kê, sau 6 tháng đầu năm 2023, tổng số lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt 12,33 triệu lượt, so với cùng kỳ năm 2022 tăng 42%. Trong đó, khách quốc tế 2,03 triệu lượt, tăng 7 lần; khách nội địa 10,3 triệu lượt, tăng 22,6%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 44,88 nghìn tỷ đồng, tăng 74,3%; công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn đạt 61,1%, tăng 31,1 điểm %. 

Trải qua 15 năm, bên cạnh việc phát triển các sản phẩm du lịch, sự phát triển của ngành du lịch đã đóng góp đẩy mạnh tái cơ cấu nội ngành kinh tế. Cùng với các ngành dịch vụ dịch vụ được chú trọng phát triển, tập trung mạnh vào số hóa, đẩy mạnh thương mại điện tử và phục hồi phát triển ngành du lịch sau đại dịch Covid - 19.

Ở giai đoạn 2011 - 2022, dịch vụ tăng bình quân 6,77%/năm - cao hơn bình quân chung là 6,67%. Năm 2022, dịch vụ phục hồi tăng mạnh (đạt 10,06%); 6 tháng đầu năm 2023 tiếp tục khẳng định đà phục hồi, mức tăng đạt 7,54% - gấp 1,26 lần mức tăng chung của GRDP (5,97%). Dự kiến năm 2023, Hà Nội thu hút trên 22 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế trên 3 triệu lượt.

Theo bà Đặng Hương Giang, để thực hiện mục tiêu này, ngành du lịch đang tập trung quảng bá hình ảnh thương hiệu điểm đến, xây dựng sản phẩm du lịch mới độc đáo, hấp dẫn, triển khai chương trình chuyển đổi số hiệu quả trong lĩnh vực du lịch, quản lý du lịch, khai thác giá trị văn hóa lịch sử cả ở trung tâm và các huyện, thị xã ngoại thành Hà Nội. 

Theo Đầu tư

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Kiểm soát chặt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thương mại điện tử

Kiểm soát chặt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thương mại điện tử

Để đảm bảo thị trường thương mại điện tử (TMĐT) kinh doanh được minh bạch và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả về quản lý nhà nước, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục trình Chính phủ sửa đổi bổ sung quy định pháp lý để kiểm soát chặt chẽ hoạt động TMĐT và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành 4 luật

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành 4 luật

Đó là Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Các tổ chức tín dụng.

Xây trường học đồng hành với làm nhà

Xây trường học đồng hành với làm nhà

Những năm gần đây, dự án nhà ở tích hợp trường học là một trong những ưu tiên hàng đầu của các khách hàng là gia đình trẻ trong việc quyết định chọn chỗ ở. Nắm bắt xu hướng trên, nhiều chủ đầu tư địa ốc dần thay đổi chiến lược phát triển sản phẩm.

"Chọn mặt gửi vàng' khi mua nhà trả góp

"Chọn mặt gửi vàng' khi mua nhà trả góp

Mua nhà trả góp là một phương án tài chính hợp lý với phần đông người dân, nhưng không phải ai cũng biết cách tính toán an toàn khi lựa chọn hình thức này.

Doanh nghiệp từng 'mang tiếng' có tên trong danh sách 'Nơi làm việc tốt nhất'

Doanh nghiệp từng 'mang tiếng' có tên trong danh sách 'Nơi làm việc tốt nhất'

Great Place To Work mới công bố danh sách 25 doanh nghiệp là "Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024". Công ty tài chính tiêu dùng F88 và những doanh nghiệp quốc tế như Hilton, Syngenta, Ericson, Schneider, DHL-VNPT được vinh danh ở phân khúc công ty có quy mô vừa.

IFC sắp rót thêm vốn vào một ngân hàng Việt

IFC sắp rót thêm vốn vào một ngân hàng Việt

Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC thuộc Nhóm Ngân hàng Thế (World Bank) vừa phê duyệt khoản đầu tư mới trị giá 150 triệu USD vào Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) từ chuỗi chương trình "tài chính xanh" của IFC.