Theo chân đoàn rước Đức Ông Trần Quốc Nghiễn vi hành cung đường ngắm hoàng hôn đẹp nhất Hạ Long

Thứ tư, ngày 01/05/2024 14:35 PM (GMT+7)
Hàng nghìn người theo chân đoàn rước Đức Ông Trần Quốc Nghiễn vi hành, dọc theo cung đường được đánh giá là ngắm hoàng hôn đẹp nhất Hạ Long.
Theo chân đoàn rước Đức Ông Trần Quốc Nghiễn vi hành cung đường ngắm hoàng hôn đẹp nhất Hạ Long- Ảnh 1.

Sáng 1/5, hàng nghìn người dân khắp nơi đổ về TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) dự lễ rước Đức Ông Trần Quốc Nghiễn vi hành. Ảnh: Bùi My

Theo chân đoàn rước Đức Ông Trần Quốc Nghiễn vi hành cung đường ngắm hoàng hôn đẹp nhất Hạ Long- Ảnh 2.

Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn là con trai cả của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, cháu đích tôn của An Sinh Vương Trần Liễu và là cháu ruột của vua Trần Thái Tông. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông, Trần Quốc Nghiễn đã cùng với Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng nhà Trần lập nhiều chiến công vang dội. Ảnh: Bùi My

Theo chân đoàn rước Đức Ông Trần Quốc Nghiễn vi hành cung đường ngắm hoàng hôn đẹp nhất Hạ Long- Ảnh 3.

Với vùng đất Quảng Ninh, dấu ấn của Đức Ông Trần Quốc Nghiễn không rõ nét như người em là Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng. Nhưng trong chiến công chung của quân dân nhà Trần, đặc biệt là trận chiến trên sông Bạch Đằng lần thứ 3 vào năm 1288 không thể thiếu công lao của ngài. Để ghi nhớ công lao dẹp giặc tại vùng Đông Bắc tổ quốc, các chủ thuyền đi qua vùng biển này đã lập một ngôi đền nhỏ dựng bên núi Bài Thơ. Ảnh: Bùi My

Theo chân đoàn rước Đức Ông Trần Quốc Nghiễn vi hành cung đường ngắm hoàng hôn đẹp nhất Hạ Long- Ảnh 4.

Trước đây, Lễ hội Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn được tổ chức hằng năm vào ngày 23/4 âm lịch (ngày mất của ông). Tuy nhiên, kể từ năm 2008, Lễ hội đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn được phục dựng lại và được tổ chức vào dịp 29-30/4 dương lịch gắn với Tuần lễ Du lịch Hạ Long hằng năm. Ảnh: Bùi My

Theo chân đoàn rước Đức Ông Trần Quốc Nghiễn vi hành cung đường ngắm hoàng hôn đẹp nhất Hạ Long- Ảnh 5.

Lễ hội Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn 2024 diễn ra trong hai ngày 30/4 và 1/5 với phần lễ theo nghi thức truyền thống với các nội dung như: Khóa cúng Trần triều; lễ trình xin mở hội; lễ Mộc dục; tuần tế Bạch Văn khai hội; tuần tế nữ quan; lễ cáo yết tại chùa Long Tiên… Ảnh: Bùi My

Theo chân đoàn rước Đức Ông Trần Quốc Nghiễn vi hành cung đường ngắm hoàng hôn đẹp nhất Hạ Long- Ảnh 6.

"Thông qua việc tổ chức Lễ hội đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn, nhằm ôn lại truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang, hào hùng của dân tộc, giáo dục tinh thần yêu nước cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Đồng thời, xây dựng và hun đúc lòng tự hào sâu sắc về quê hương, đất nước, lòng biết ơn tôn vinh đối với tổ tiên, thấm nhuần đạo lý uống nước nhớ nguồn trong mỗi người dân của TP Hạ Long. Từ đó, giúp người dân và du khách hiểu rõ hơn về giá trị lịch sử, văn hóa, tinh thần của đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn nói riêng và Cụm di tích núi Bài Thơ nói chung" - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hạ Long Nguyễn Tuấn Minh cho hay. Ảnh: Bùi My

Theo chân đoàn rước Đức Ông Trần Quốc Nghiễn vi hành cung đường ngắm hoàng hôn đẹp nhất Hạ Long- Ảnh 7.

Lễ hội Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người dân TP Hạ Long, với mục đích bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong Cụm di tích núi Bài thơ. Ảnh: Bùi My

Theo chân đoàn rước Đức Ông Trần Quốc Nghiễn vi hành cung đường ngắm hoàng hôn đẹp nhất Hạ Long- Ảnh 8.

Lễ rước Đức Ông Trần Quốc Nghiễn vi hành năm nay có sự tham gia gần 30 đoàn với khoảng 2.000 người tham gia. Ảnh: Bùi My

Theo chân đoàn rước Đức Ông Trần Quốc Nghiễn vi hành cung đường ngắm hoàng hôn đẹp nhất Hạ Long- Ảnh 9.

Hàng nghìn người dân chen chân tham gia đoàn rước Đức Ông Trần Quốc Nghiễn vi hành. Ảnh: Bùi My

Theo chân đoàn rước Đức Ông Trần Quốc Nghiễn vi hành cung đường ngắm hoàng hôn đẹp nhất Hạ Long- Ảnh 10.

Nhiều người tranh thủ bỏ tiền vào trong kiệu rước để cầu may. Các em nhỏ cũng được bố mẹ cho sờ tận tay kiệu rước Đức Ông Trần Quốc Nghiễn vi hành để xin mạnh khoẻ, thông minh và may mắn. Ảnh: Bùi My

Theo chân đoàn rước Đức Ông Trần Quốc Nghiễn vi hành cung đường ngắm hoàng hôn đẹp nhất Hạ Long- Ảnh 11.

Ông Bùi Văn Thi (phường Hồng Gai, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) chia sẻ: "Đây là lễ hội lớn ở địa phương. Bởi vậy dù bận đến đâu nhưng đến lễ hội Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn, gia đình tôi thường gác lại công việc để đi xem lễ rước Đức Ông Trần Quốc Nghiễn vi hành". Ảnh: Bùi My

Theo chân đoàn rước Đức Ông Trần Quốc Nghiễn vi hành cung đường ngắm hoàng hôn đẹp nhất Hạ Long- Ảnh 12.

Người dân lập bàn lễ cầu bình an khi đoàn rước kiệu Đức Ông Trần Quốc Nghiễn vi hành qua nhà mình. Ảnh: Bùi My

Theo chân đoàn rước Đức Ông Trần Quốc Nghiễn vi hành cung đường ngắm hoàng hôn đẹp nhất Hạ Long- Ảnh 13.

Sau nghi lễ khai hội, lễ rước Đức Ông và Thánh Mẫu vi hành được thực hiện trang trọng, theo cung đường đẹp nhất Hạ Long. Theo đó, đoàn rước xuất phát từ đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn ra đường Lê Thánh Tông, đến chùa Long Tiên, tiếp tục khởi hành qua phố Lê Qúy Đôn ra đường Lê Thánh Tông, đến cột đồng hồ, rẽ phải ra Vincom, rẽ phải ra đường bao biển Trần Quốc Nghiễn, qua cầu Bài Thơ 1 và 2, qua di tích Bài Thơ cổ, và sau đó hồi cung. Ảnh: Bùi My

Theo chân đoàn rước Đức Ông Trần Quốc Nghiễn vi hành cung đường ngắm hoàng hôn đẹp nhất Hạ Long- Ảnh 14.

Đoàn rước Đức Ông Trần Quốc Nghiễn vi hành dọc cầu Bài Thơ 1, 2. Cầu Bài Thơ uốn lượn quanh chân núi Bài Thơ, được coi là địa điểm ngắm cảnh lý tưởng vào mỗi buổi hoàng hôn cho người dân địa phương và du khách. Ảnh: Bùi My

Theo chân đoàn rước Đức Ông Trần Quốc Nghiễn vi hành cung đường ngắm hoàng hôn đẹp nhất Hạ Long- Ảnh 15.

Đặc biệt, lễ rước Đức Ông Trần Quốc Nghiễn vi hành năm nay còn tích hợp các hoạt động trên bờ và dưới biển. Ảnh: Bùi My

Bùi My
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem