Thứ ba, 21/05/2024

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (15/4): Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất nhì ngành ngân hàng, VCB vẫn "hot" để đầu tư

15/04/2024 6:00 AM (GMT+7)

Nợ xấu nội bảng của Vietcombank tại thời điểm 31/12/2023 là 12.455 tỷ đồng, tăng 59,3% so với cuối năm 2022. Qua đó, kéo tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 0,68% lên 0,98%; và tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm từ 317% xuống còn 230%. Dù vậy, Vietcombank vẫn có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất nhì ngành ngân hàng.

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần qua, chỉ số VN-Index bật tăng mạnh và đóng cửa tại 1.276,6 điểm, tăng 21,49 điểm, tương đương +1,71% so với tuần trước. Trong khi đó, trên sàn Hà Nội, hai chỉ số chính cũng một tuần hồi phục song mức độ tăng có phần khiêm tốn hơn so với chỉ số VN-Index. 

Cụ thể, chỉ số HNX-Index đóng cửa phiên cuối tuần tại 241,34 điểm, tăng +0,69% so với tuần trước; chỉ số UPCoM-Index cũng tương tự tăng +0,62% so với tuần trước, đạt 91,21 điểm.

Khối ngoại vẫn duy trì bán ròng trong tuần qua với giá trị bán ròng -971 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó, khối này bán ròng -1.164 tỷ đồng trên HoSE, mua ròng +202 tỷ đồng trên HNX, và bán nhẹ -10 tỷ đồng trên UPCoM.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (15/4): Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất nhì ngành ngân hàng, VCB vẫn "hot" để đầu tư- Ảnh 1.

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của Vietcombank hiện vẫn ở mức 230%, cao nhất nhì ngành ngân hàng. Ảnh: VCB

Nhà đầu tư hạn chế mua đuổi trong các nhịp hồi phục

Bước sang phiên giao dịch đầu tuần mới, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận định, nhiều khả năng VN-Index sẽ gặp áp lực rung lắc trở lại quanh vùng 1.300 (+-10), vùng mà chỉ số đã kiểm định thất bại trước đó. 

Vì vậy, nhà đầu tư được khuyến nghị tránh mua đuổi trong các nhịp hồi phục, ưu tiên quản trị rủi ro danh mục và chỉ trải lệnh mở mua với tỷ trọng nhỏ quanh các ngưỡng hỗ trợ xa.

Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) thì đánh giá, trong bối cảnh tin xấu đang áp đảo, chứng khoán Việt vẫn có phiên tăng mạnh nên khả năng quán tính tăng điểm có thể được duy trì trong các phiên của tuần này. Tuy nhiên, động lượng xác nhận kết quả là chưa tương xứng với nhau nên khả năng cao nhịp tăng khó kéo dài.

CSI tiếp tục duy trì quan điểm thận trọng, hạn chế việc mua đuổi và ưu tiên vị thế bán khi VN-Index tiến tới ngưỡng kháng cự mạnh 1.317 điểm trong tuần tới. Vị thế mua tổng lực cần kiên nhẫn chờ vùng hỗ trợ 1.180-1.200 điểm.

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) thì nhận xét, với động thái vượt lên trên đường MA(20), thị trường đang lấy lại cân bằng sau nhiều phiên thận trọng. Tín hiệu này có thể sẽ giúp hỗ trợ cho thị trường trong ngắn hạn. 

Dự kiến thị trường sẽ được hỗ trợ tại vùng 1.268 điểm và dao động thăm dò tại vùng 1.268 – 1.290 điểm trước khi có tín hiệu cụ thể.

Do vậy, nhà đầu tư có thể kỳ vọng khả năng hồi phục ngắn hạn của thị trường, đồng thời có thể khai thác cơ hội ngắn hạn tại một số cổ phiếu đang có tín hiệu dần cải thiện từ vùng hỗ trợ. Tuy nhiên, vẫn nên giữ tỷ trọng danh mục ở mức hợp lý để phòng ngừa rủi ro.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (15/4): Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất nhì ngành ngân hàng, VCB vẫn "hot" để đầu tư- Ảnh 2.

Chứng khoán Bảo Việt xác định giá mục tiêu của cổ phiếu VCB là 118.360 đồng/cp. Ảnh: VCB

Còn theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), thi trường chứng khoán tuần vừa qua đã có những dấu hiệu khởi sắc hơn sau tuần điều chỉnh mạnh trước đó. Tuy nhiên thanh khoản trong tuần duy trì ở mức thấp cho thấy dòng tiền vẫn chưa thực sự sẵn sàng tham gia một cách chủ động.

Với tình hình hiện tại, VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư cân nhắc giải ngân đối với những cổ phiếu thuộc nhóm ngành có tín hiệu hồi phục ổn định và thu hút dòng tiền tốt như bất động sản, chứng khoán, ngân hàng.

Chọn mã cổ phiếu nào?

Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Vietcombank sẽ tổ chức ĐHĐCĐ vào ngày 26/4/2024. Tại cuộc họp tới, nhà băng này dự định thông qua các tờ trình như: Báo cáo Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành, Ban Kiểm soát về hoạt động kinh doanh năm 2023, định hướng năm 2024; Tờ trình về phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2022; Tờ trình về thông qua báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán và phương án phân phối lợi nhuận năm 2023; Thù lao HĐQT và Ban Kiểm soát,

Về kết quả kinh doanh, Vietcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2023 đạt 41.244 tỷ đồng, tăng trưởng 10,4% so với năm 2022, thời xác lập kỷ lục mới về lợi nhuận trong ngành ngân hàng.

Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản Vietcombank đạt hơn 1,839 triệu tỷ đồng, tăng 1,4% so với hồi đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng là trên 1,270 triệu tỷ đồng, tăng 10,9%. Huy động tiền gửi khách hàng tăng 12,2% lên gần 1,396 triệu tỷ đồng, với tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn ở mức 35,2%.

Nợ xấu nội bảng của Vietcombank tại thời điểm 31/12/2023 là 12.455 tỷ đồng, tăng 59,3% so với cuối năm 2022. Qua đó, kéo tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 0,68% lên 0,98%; đồng thời tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm từ 317% xuống còn 230%. 

Dù vậy, Vietcombank vẫn là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp hàng đầu hệ thống và tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất nhì ngành ngân hàng.

Sử dụng phương pháp Thu nhập thặng dư (Residual Income) và phương pháp so sánh P/B, Chứng khoán Bảo Việt xác định giá mục tiêu của cổ phiếu VCB là 118.360 đồng/cp. So với giá đóng cửa phiên giao dịch 12/4, giá mục tiêu trên hiện đang cao hơn khoảng 25%.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT của ông Trương Gia Bình liên tục chinh phục định giá mới trong lịch sử hoạt động đã đưa vốn hoá của doanh nghiệp tăng cao. Các cổ phiếu công nghệ khác cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi nhiều mã trong ngành bật tăng từ tháng 4, đẩy mặt bằng giá lên cao.

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

Hiện có bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank) và Dầu khí toàn cầu (GPBank). Các ngân hàng này cũng đang được NHNN kiểm soát đặc biệt.

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều công ty trên sàn chứng khoán như FPT, Nhựa Tiền Phong, Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Cơ khí và khoáng sản Hà Giang đang nằm trong danh sách 31 doanh nghiệp thoái vốn đợt 2/2024 của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Nhiều nhà đầu tư lo ngại bị "bỏ rơi" vì vẫn đang đứng ngoài quan sát khi VN-Index tăng một mạch hơn 100 điểm chỉ trong thời gian ngắn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.