TT-Huế thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, có ít nhất 1 mô hình xã thông minh/huyện

Huyền Trang Thứ năm, ngày 28/03/2024 13:23 PM (GMT+7)
Triển khai Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM), Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu mỗi huyện, thành phố trên địa bàn có ít nhất 1 mô hình thí điểm xã NTM thông minh theo lĩnh vực nổi trội nhất.
Bình luận 0

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.

Kế hoạch đã đặt ra những mục tiêu cụ thể về chuyển đổi số trong xây dựng NTM ở tỉnh đến năm 2025. Về phát triển chính quyền số, Thừa Thiên Huế phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành của tiêu chí số 8 về thông tin và truyền thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM.

TT-Huế thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, có ít nhất 1 mô hình xã thông minh/huyện- Ảnh 1.

Xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giám sát địa bàn trong quá trình thực hiện mô hình xã NTM thông minh. Ảnh: H.L.

Bên cạnh đó, có trên 50% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế - xã hội và tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM của tiêu chí số 8 về thông tin và truyền thông; 50% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu số 15.2 có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên của tiêu chí số 15 về hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao.

Về phát triển kinh tế số, Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu có ít nhất 70% xã có các hợp tác xã và 70% cấp huyện có các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực; 50% các mô hình liên kết gắn với vùng nguyên liệu có ứng dụng công nghệ số.

TT-Huế thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, có ít nhất 1 mô hình xã thông minh/huyện- Ảnh 2.

Nông sản của xã NTM Quảng Thọ (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) được quảng bá trên sàn Lazada. Ảnh: Hữu Nguyên.

Về xã hội số, tỉnh phấn đấu có ít nhất 40% đơn vị (cấp xã, huyện) cung cấp ít nhất một dịch vụ thiết yếu (y tế, giáo dục, giám sát cộng đồng, an ninh trật tự, môi trường, văn hóa) và tổ chức lấy ý kiến phản hồi về sự hài lòng của người dân/cộng đồng về kết quả xây dựng NTM thông qua ứng dụng trực tuyến.

Mỗi huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh có ít nhất 1 mô hình thí điểm xã NTM thông minh theo lĩnh vực nổi trội nhất (kinh tế, du lịch nông thôn, môi trường, văn hoá…).

Kế hoạch được triển khai ở khu vực nông thôn của cả tỉnh (bao gồm cả các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, huyện nghèo) trong thời gian từ nay đến hết năm 2025. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem