Thứ sáu, 17/05/2024

TP.HCM thí điểm năm tuyến buýt điện nội đô vào đầu năm 2022

10/12/2021 6:30 AM (GMT+7)

Từ đầu năm 2022, TP.HCM sẽ thí điểm chạy năm tuyến buýt điện nội đô, khởi đi từ khu đô thị Vinhome Grand Park đến nhiều địa điểm trong thành phố. Ngân sách trợ giá 44%.


TP.HCM thí điểm năm tuyến buýt điện nội đô vào đầu năm 2022 - Ảnh 1.

TP.HCM sẽ thí điểm các tuyến buýt điện nội đô từ quý I/2022.

Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa có kiến nghị gửi Ủy ban nhân dân Thành phố thí điểm các tuyến buýt điện đầu tiên của thành phố, sẽ khởi chạy từ quý 1/2022. Thời gian thí điểm dự kiến trong khoảng 2 năm.

Đây là lần thứ hai việc mở các tuyến xe điện này được đề xuất, nhằm đa dạng loại hình vận tải hành khách công cộng, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và giảm ô nhiễm môi trường, phù hợp với mục tiêu phát triển vận tải công cộng, giảm ô nhiễm...

Năm tuyến buýt được đề xuất thí điểm.

Một là, tuyến VB01, chạy Vinhome Grand Park - Trung tâm thuơng mại Emart;

Hai là, tuyến VB02, chạy Vinhome Grand Park - sân bay Tân Sơn Nhất;

Ba là, tuyến VB03, chạy Vinhome Grand Park - Bến xe buýt Sài Gòn;

Bốn là, tuyến VB04, chạy Vinhome Grand Park - bến xe Miền Đông mới; 

Năm là, tuyến VB05, chạy Vinhome Grand Park - Bến xe miền Đông mới - khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM.

Khoảng 77 xe điện được đầu tư trong 5 tuyến xe buýt nói trên, mỗi xe 65 - 70 chỗ gồm cả đứng và ngồi, chạy bằng điện, hoạt động từ 5 h đến 21 h hàng ngày. Giá vé được đề xuất: 5.000 - 7.000/lượt, tùy tuyến. Đối với học sinh sinh viên, giá vé là 3.000 đồng/lượt.

Đề xuất của Sở Giao thông vận tải TP.HCM dựa trên kết quả nghiên cứu của Tập đoàn Vingroup. Lộ trình năm tuyến dừng đón khách tại các trạm dừng, nhà chờ hiện hữu. Chủ đầu tư sẽ bổ sung thêm chín điểm đón mới, xây dựng bến bãi có diện tích hơn 12.200 m2 tại khu dân cư Vinhome Grand Park và hệ thống trạm sạc tại các điểm đầu và cuối bến.

Sở Giao thông vận tải đề xuất hình thức đặt hàng đối với đơn vị cung cấp dịch vụ và áp dụng tạm thời đơn giá dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt dùng nhiên liệu sạch (CNG) ở thành phố để áp dụng cho loại hình xe buýt điện.

Cụ thể, chủ đầu tư đề xuất được trợ giá tương đương mức trợ giá cho dòng xe sử dụng khí thiên nhiên CNG. Đơn giá áp dụng cho xe buýt CNG tại TP.HCM từ 19.000 - 24.000 đồng/km, tùy khu vực. Sau thời gian thí điểm, việc này sẽ được đánh giá lại.

Dự kiến chủ đầu tư sẽ sử dụng vé điện tử và đầu tư trung tâm điều khiển, phần mềm quản lý trực tuyến, giám sát tài xế trên các tuyến.

Trước đó, TP.HCM đã thí điểm ba tuyến buýt điện loại 12 chỗ do doanh nghiệp là Công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh và Công ty TNHH quản lý và kinh doanh bất động sản Phố Cảnh khai thác, giá 12.000 đồng mỗi lượt, phục vụ khách tham quan, dân cư ở quận 1 và khu Phú Mỹ Hưng, quận 7.

Tháng 5/2021, TP.HCM cho phép thí điểm trong hai năm (hoặc đến khi Luật giao thông đường bộ mới được ban hành) tuyến xe buýt điện hoạt động tại huyện Cần Giờ, phục vụ chở khách đến các khách sạn, khu du lịch theo hình thức hợp đồng, du lịch. Công ty TNHH vận tải du lịch Gia Nghĩa là đơn vị được cấp phép khai thác. Quá trình thí điểm chia làm hai giai đoạn: Ggiai đoạn 1 từ 6 - 12 tháng, với 6 xe; giai đoạn 2 bổ sung 14 xe. 

Sau mỗi 6 tháng, các đơn vị sẽ có báo cáo đánh giá kết quả thí điểm về Bộ Giao thông vận tải và Uỷ ban nhân dân TP.HCM. 

Hiện nay, TP.HCM có 126 tuyến xe buýt, gồm 90 tuyến có trợ giá và 36 tuyến không trợ giá. Trong những năm qua, Thành phố đã trợ giá trung bình 1.000 tỷ đồng/năm cho xe buýt.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng trong năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối "cung - cầu" nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc "neo giá cao".

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

TP.HCM yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư sử dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu chất thải, cải thiện chất lượng môi trường.

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình nhà ở xã hội, chung cư thay thế chung cư cũ, nhà ở thay thế nhà trên và ven kênh rạch, nhà lưu trú công nhân, ký túc xá sinh viên.

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Với 20 khu công nghiệp đang hoạt động, tỉnh Long An dự kiến sẽ có 51 KCN với tổng diện tích trên 12.400ha đến năm 2030. Ngoài ra, tỉnh còn có kế hoạch bổ sung 37 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 20.000 ha đến năm 2050.