Thuần hóa gà rừng: Dễ hay khó?

Công Xuân Chủ nhật, ngày 05/02/2017 19:30 PM (GMT+7)
So với nhiều loài vật hoang dã cùng và gần họ hàng như các loại chim thì bản tính của gà rừng nhát hơn nhiều, vì vậy cần phải chịu khó, nắm được đặc tính của chúng... nếu không thì khó mà thuần hóa được.
Bình luận 0

Theo nhiều người đã và đang nuôi, thuần dưỡng thành công gà rừng ở Quảng Ngãi thì tùy độ tuổi của gà rừng mà có sự lựa chọn cách thuần hóa phù hợp.

img

Việc sử dụng trứng gà rừng mang về ấp nở con để thuần hóa tuy thuận lợi hơn, nhưng tỉ lệ chết khá lớn (ảnh facebook).

Nếu là mang trứng về cho gà nuôi ở nhà; hoặc sử dụng máy để ấp thì khi nở ra gà rừng con sẽ nhanh chóng quen với người hơn, nên ít bay nhảy tán loạn. Còn bắt được gà con mới nở thì cần phải nhốt cùng chuồng với gà nhà có cùng cỡ để làm quen.

Tuy nhiên lồng nhốt phải che kín phía trên và 3 mặt xung quanh để gà rừng con quen dần. Tập cho ăn các loại bột cám, bắp và sâu bọ, cào cào nhỏ... và ban đêm phải thắp đèn để sưởi ấm.

Đến khoảng 4-6 tuần sau, hoặc có thể lâu hơn một chút thấy gà rừng con không còn tung lồng khi gặp người lạ thì có thể thả ra ngoài cho sống chung với gà nuôi. Tuy nhiên cách thuần hóa gà rừng cỡ này thì tỉ lệ sống khá thấp, ước chỉ khoảng từ 50-60%.

img

Gà rừng trưởng thành thì thuần hóa tuy khó hơn, nhưng  lại có tỉ lệ sống nhiều hơn.

img

Một chú gà rừng sắp được thuần hóa thành công.

Với loại gà mới trưởng thành thì tỉ lệ sống cao hơn. Cách thuần hóa hiệu quả nhất là nhốt ghép chung chuồng với nhau theo cặp trống-mái để tránh gà rừng đá, cắn nhau; không nên nhốt riêng lẻ. Nên đặt chuồng ở vị trí thông thoáng nhưng đừng quá vắng, hoặc đông người. Thời gian 1-3 tuần đầu cũng phải dùng vải che bớt 3 mặt chuồng cho gà rừng bớt hoảng sợ.

img

Một cặp gà rừng sau khi thuần hóa được thả tự do ra ngoài để kiếm ăn.

Cũng như cách nuôi gà con, nhưng thay vì bột cám thì cho gà rừng cỡ này ăn gạo lúa, bột tổng hợp... Sau khoảng thời gian ghép đôi từ 1,5-2,5 tháng, có thể thả ra để chúng tự kiếm ăn chung với gà nuôi.

Một lưu ý khác là tuy qua một thời gian nuôi, nhốt chung dù gà rừng đã dạn và sống chung với gà nuôi, thế nhưng không dùng gậy, đá ném đuổi; hoặc để chó, mèo rượt đuổi. Bởi bản tính của gà rừng rất nhát nên dễ hoảng loạn dẫn đến bay, bỏ đi...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem