Thứ sáu, 17/05/2024

Liều thuốc nào cho thị trường bất động sản TP.HCM năm 2022?

03/01/2022 3:29 PM (GMT+7)

Sau giai đoạn "đóng băng" vì dịch Covid-19, bất động sản TP.HCM đang có dấu hiệu tăng tốc trở lại. Bước sang năm 2022, thị trường này được dự báo có nhiều tín hiệu khả quan do hưởng lợi thế từ kinh tế vĩ mô, đầu tư công, sức mua - nguồn cung gia tăng.

Tín hiệu khả quan về nguồn cung

Năm 2022, bất động sản TP.HCM được dự báo nhiều khả năng tăng trưởng sau giai đoạn dường như "tê liệt" do ảnh hưởng đại dịch Covid-19.

Theo ông Nguyễn Hoàng - Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển (R&D) DKRA Vietnam, các dự báo về thị trường bất động sản năm 2022 đều phải phụ thuộc vào nhiều điều kiện, yếu tố và khó lường trước những diễn biến vĩ mô, đặc biệt là tình hình phức tạp của đại dịch.

Liều thuốc nào cho thị trường bất động sản TP.HCM  năm 2022? - Ảnh 1.

Bất động sản TP.HCM sẽ tăng trưởng nguồn cung – sức cầu trong năm 2022. Ảnh: H.T

Năm 2022, nhiều dự báo cho rằng GDP của Việt Nam có thể lên đến 6,5%, gần tương đương mức của năm 2019 trở về trước. Từ đó, thị trường bất động sản sẽ có thể diễn biến theo hướng khả quan hơn.

Có thể thấy, quý 4/2021 vừa qua, bất động sản đang tăng tốc lấy lại phần nào những gì đã mất của quý 2 và quý 3/2021. Đây vừa là cơ sở, vừa là sự tiếp nối cho hoạt động của thị trường trong năm 2022 khi người dân đã xác định sống chung với dịch.

Nếu tình hình không có những biến động nghiêm trọng về dịch, dự báo bất động sản năm 2022 nói chung và thị trường TP.HCM nói riêng sẽ có những dấu hiệu tích cực hơn so với năm 2021.

Cụ thể, nguồn cung mới có thể sẽ tăng hơn so với năm 2021 và có thể tương đương như năm 2019 cho tất cả các phân khúc từ căn hộ đến nhà phố/biệt thự. Riêng đất nền có thể sẽ không tăng do các dự án phân lô đang ngày càng bị siết thủ tục. 

Theo CBRE Vietnam, nguồn cung căn hộ mới tại TP.HCM năm 2022 sẽ phục hồi gần 70% so với cùng kỳ, lên 22.000 căn và tăng gần 56% so với cùng kỳ lên 34.000 căn vào năm 2023.

Phân khúc trung cấp tăng trở lại, chiếm 30-50% tổng nguồn cung căn hộ. Bên cạnh đó, bất động sản nhà liền thổ nguồn cung cũng sẽ tăng 20 - 30% so với năm 2021.

Trong nửa đầu năm 2022, nguồn cung mới và sức mua được duy trì ổn định như quý 4/2021, có thể sẽ tăng nhẹ nhưng không quá mạnh mẽ. Trong nửa cuối năm 2022, thị trường sẽ sôi động hơn với cả nguồn cung mới và sức mua.

Bất động sản hạng sang và siêu sang vẫn sẽ chiếm tỉ lệ lớn trong khi loại hình nhà ở vừa túi tiền đang ngày càng khan hiếm. Bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục phụ thuộc vào sự phát triển của du lịch.

Liều thuốc cho bất động sản hậu Covid-19

Theo các chuyên gia, từ năm 2022, nhiều động lực sẽ "kéo" bất động sản TP.HCM sôi động trở lại. Cụ thể, các nút thắt pháp lý nếu được tháo gỡ sẽ giúp nguồn cung bất động sản phục hồi mạnh mẽ, một số quy hoạch được phê duyệt sẽ hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng và giá đất...

Liều thuốc nào cho thị trường bất động sản TP.HCM  năm 2022? - Ảnh 3.

Giá nhà tại TP.HCM dự báo sẽ nóng trở lại. Phát triển cơ sở hạ tầng sẽ tác động trực tiếp tới thị trường bất động sản. Ảnh: H.T


Theo nghiên cứu phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (VNDIRECT), kỳ vọng thị trường bất động sản, nhà ở TP.HCM phục hồi từ năm 2022 dựa trên 3 yếu tố: Nguồn cầu được thúc đẩy mạnh mẽ bởi thị trường phục hồi trong năm 2022; Lãi suất vay mua nhà thấp củng cố quyết định mua nhà; Nguồn cung mới hồi phục ấn tượng nhờ nới lỏng pháp lý.

Về dài hạn, việc thúc đẩy đầu tư công, đặc biệt phát triển cơ sở hạ tầng có tác động trực tiếp tới thị trường bất động sản, sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính của bất động sản trong các năm tới.

Được biết, dòng vốn vào bất động sản vẫn đang trên đà tăng. Trong khi đó, hiện nay Chính phủ đang đẩy mạnh đầu tư công. Giai đoạn 2021 - 2025, tổng vốn đầu tư công lên tới 2,87 triệu tỉ đồng, hy vọng đạt giải ngân 95%, cao hơn mức 75% của giai đoạn 2016 - 2020.

Trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội hai năm tới, Chính phủ và Quốc hội đang họp bàn để thống nhất có một gói khoảng 60.000 - 65.000 tỉ đồng để phát triển nhà ở.

Bộ Xây dựng cũng đang làm đầu mối chủ trì để trình Chính phủ thông qua chiến lược phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2030, đề xuất phải có các quỹ như Quỹ tín thác bất động sản, Quỹ tiết kiệm nhà ở và Quỹ phát triển nhà ở.

Liều thuốc nào cho thị trường bất động sản TP.HCM  năm 2022? - Ảnh 4.

Thị trường bất động sản sẽ có sự chuyển dịch mạnh về vùng ven TP.HCM như Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè, TP.Thủ Đức... nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng. Ảnh: TL.

Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn. Giá cổ phiếu nhóm bất động sản đang là điểm sáng trên thị trường chứng khoán. Tại TP.HCM, việc triển khai hàng loạt dự án hạ tầng với quy mô lớn như tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên)… sẽ tạo động lực giúp thị trường tăng trưởng trong năm 2022.

Bà Dương Thùy Dung - Giám đốc cấp cao công ty nghiên cứu thị trường CBRE, cho hay thời gian tới thị trường nhà ở vùng ven tại TP.HCM như: Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè, TP.Thủ Đức sẽ thu hút đầu tư, nhờ vào sự phát triển cơ sở hạ tầng.

Thêm vào đó, một số phê duyệt quy hoạch sắp tới cũng sẽ hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng và giá đất. Trong đó, việc đề xuất thành lập thành phố Tây Bắc, gồm: Củ Chi và Hóc Môn, cùng với thông tin chuyển các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ lên quận đã thúc đẩy giá nhà ở tại các khu vực này tăng mạnh trong nửa đầu 2021.

Chuyên gia của CBRE nhận định, dù gia tăng về nguồn cung nhưng bất động sản TP.HCM vẫn sẽ có sự lệch pha về cung cầu. Bên cạnh đó, chi phí đất, nhân công vẫn có đà tăng, tất cả yếu tố đó dẫn đến sự tăng giá trong năm 2022.

Tương tự, ông Nguyễn Hoàng - Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển (R&D) DKRA Vietnam đánh giá bước sang năm 2022, áp lực tăng giá sẽ rất lớn bởi các lý do chính đã bắt đầu xuất hiện từ quý 1/2021: lạm phát, chi phí vật liệu xây dựng tăng, chi phí đầu vào tăng.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng trong năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối "cung - cầu" nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc "neo giá cao".

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

TP.HCM yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư sử dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu chất thải, cải thiện chất lượng môi trường.

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình nhà ở xã hội, chung cư thay thế chung cư cũ, nhà ở thay thế nhà trên và ven kênh rạch, nhà lưu trú công nhân, ký túc xá sinh viên.

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Với 20 khu công nghiệp đang hoạt động, tỉnh Long An dự kiến sẽ có 51 KCN với tổng diện tích trên 12.400ha đến năm 2030. Ngoài ra, tỉnh còn có kế hoạch bổ sung 37 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 20.000 ha đến năm 2050.