Lai Châu: Nông dân bất ngờ "thuần phục" thành công loài sâm rừng, có loại bán với giá 200 triệu/kg

Trần Quang Chủ nhật, ngày 25/04/2021 06:00 AM (GMT+7)
Ông Đồng Văn Liệt - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, sau 3 năm trồng thử nghiệm, đến nay có hộ dân ở huyện Sìn Hồ đã thuần phục thành công sâm rừng Lai Châu, sâm Ngọc Linh, sâm thất diệp nhất chi hoa...Có loại sâm quý đồng bào bán tươi với giá trên dưới 200 triệu đồng/kg.
Bình luận 0
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam thăm vùng sâm quý ở tỉnh biên cương - Ảnh 1.

Đồng chí Thào Xuân Sùng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và các thành viên trong đoàn công tác đến thăm vườn cây dược liệu ở xã Sà Đề Phìn, huyện Sìn Hồ (Lai Châu).

Ngày 24/4, đồng chí Thào Xuân Sùng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam dẫn đầu đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã đi thăm và khảo sát vùng sản xuất dược liệu ở huyện Sìn Hồ (Lai Châu).

Trao đổi với đoàn công tác, ông Đồng Văn Liệt - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, Sìn Hồ có diện tích tự nhiên khoảng 22.000ha, trong đó, diện tích sản xuất nông nghiệp khoảng 12.000ha; diện tích dược liệu khoảng 600ha gồm sâm, đương quy, đỗ trọng, thảo quả, sa nhân...

Theo ông Liệt, hiện các mô hình trồng cây dược liệu ở một số vùng của Sìn Hồ đang mang lại thu nhập khá cao cho người dân như mô hình đương quy cho thu 60 triệu đồng/ha; mô hình atiso thu 60 triệu đồng/ha...

Ngoài ra, Sìn Hồ còn có 2 mô hình trồng thử nghiệm sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh, sâm thất diệp nhất chi hoa đã cho kết quả ban đầu rất khả quan.

"Trước kia ở một số vùng núi cao của Sìn Hồ có nhiều loại sâm quý, có loại sâm người dân đào về bán cho thương lái đến 200 triệu đồng/kg nhưng đến giờ sâm trên rừng đã cạn kiệt nhưng đổi lại đến giờ bà con đã chủ động và thuần phục thành công sâm quý để làm giàu", ông Liệt nói.

Tuy nhiên theo ông Liệt, hiện đa phần các sản phẩm dược liệu của Sìn Hồ đều xuất bán dạng thô, tươi cho thương lái tại các tỉnh và Trung Quốc. Sắp tới, huyện sẽ đầu tư nguồn lực và mời gọi các doanh nghiệp vào chế biến các sản phẩm nông sản, dược liệu để nâng cao giá trị và thu nhập cho bà con.

Bất ngờ: Nông dân huyện biên giới lần đầu thuần phục thành công loài sâm rừng, có loại trị giá 200 triệu đồng/kg - Ảnh 3.

Các thành viên trong đoàn công tác thăm khu trồng sâm ở xã Sà Đề Phìn, huyện Sìn Hồ. Ông Mai Bắc Mỹ - Trưởng ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam) (ngoài cùng bên phải) cho rằng: Qua khảo sát các mô hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản, dược liệu tại các vùng ở Sìn Hồ, chúng tôi thấy các vùng dược liệu ở địa phương chỉ mới dừng ở mức nhỏ lẻ, manh mún, bán sản phẩm thô cho thương lái. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro và không bền vững.

Qua kiểm tra, khảo sát các mô hình trồng cây dược liệu ở Sìn Hồ, ông Nguyễn Xuân Thắng - Trưởng ban đều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho rằng: Việc tận dụng lợi thế tự nhiện để phát triển cây dược liệu và chăn nuôi con đặc sản bản địa của Sìn Hồ rất đúng hướng.

Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các mô hình trồng dược liệu, nông sản đặc sản phát triển, bên cạnh việc chú trọng vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, ông Thắng đề nghị lãnh đạo huyện Sìn Hồ cần sớm có kế hoạch nâng cấp đường giao thông giữa các xã, thị trấn giúp bà con đi lại, buôn bán thuận tiện và tạo điều kiện để thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào đầu tư, xây dựng nhà máy chế biến, tiêu thụ nông sản, dược liệu. 

Bất ngờ: Nông dân huyện biên giới lần đầu thuần phục thành công loài sâm rừng, có loại trị giá 200 triệu đồng/kg - Ảnh 4.

Sau 3 năm thử nghiệm, mô hình trồng và thuần hóa sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh ở xã Sà Đề Phìn đã thu được những kết quả bước đầu. Ông Đồng Văn Liệt - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ cho biết, các loại sâm đưa về vườn trồng đều sinh trưởng và cho chất lượng tương đương với sâm rừng.

Góp ý thêm, ông Mai Bắc Mỹ - Trưởng ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam) cho hay: Qua khảo sát các mô hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản, dược liệu tại các vùng ở Sìn Hồ, chúng tôi thấy các vùng dược liệu ở địa phương chỉ mới dừng ở mức nhỏ lẻ, manh mún, bán sản phẩm thô cho thương lái. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro và không bền vững.

Hiến kế cho lãnh đạo huyện Sìn Hồ, Trưởng ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế đề nghị lãnh đạo và nông dân Sìn Hồ cần sớm thay đổi tư duy sản xuất để nâng tầm sản xuất từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang kinh doanh nông nghiệp và đầu tư sâu vào chế biến sản phẩm nông sản, dược liệu.

"Song song với hỗ trợ sản xuất, chế biến sản phẩm, Sìn Hồ cũng cần chủ trọng vào xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của mình để đưa các nông sản đặc sản, dược liệu chất lượng cao ra thị trường cả nước và hướng đến xuất khẩu", ông Mai Bắc Mỹ gợi ý.

Bất ngờ: Nông dân huyện biên giới lần đầu thuần phục thành công loài sâm rừng, có loại trị giá 200 triệu đồng/kg - Ảnh 5.

Lãnh đạo huyện Sìn Hồ cho hay: Sau khi trồng thử nghiệm thành công, sắp tới huyện sẽ đầu tư nguồn lực hỗ trợ người dân tại một số vùng ở địa phương mở rộng diện tích sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh, Nhất diệp nhất chi Hoa.

Chia sẻ khó khăn với huyện Sìn Hồ, trưởng đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết, dù là huyện nghèo của Lai Châu nhưng Sìn Hồ có nhiều tiềm năng, lợi thế mà không phải vùng nào cũng có.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam khẳng định, hiện Sìn Hồ đang có bộ giống cây ăn quả, dược liệu rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên để sản xuất hiệu quả, đồng chí Thào Xuân Sùng lưu ý huyện này cần lựa chọn các gống cây phù hợp với điều kiện tự nhiên và cho hiệu quả kinh tế cao nhất để đầu tư nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm mới mang lại đột phá và giúp người dân có thu nhập cao, bền vững.

"Sìn Hồ có một số vùng có độ cao trên 1.000m so với mặt nước biển, điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng rất phù hợp cho cây lê và hồng giòn. Chúng tôi đề nghị địa phương bổ sung và đưa thêm 2 loại cây ăn quả đặc sản này về huyện cho người dân làm giàu.

Để hỗ trợ Sìn Hồ, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam sẵn sàng đưa các đơn vị chuyên môn về hỗ trợ giống hồng giòn, lê và mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc, tiêu thụ sản phẩm nông sản đặc sản cho cán bộ và hội viên nông dân ở các vùng của huyện.

Về chăn nuôi, cùng với việc chăn nuôi cá nước lạnh, người đứng đầu Trung ương Hội Nông dân Việt Nam gợi ý huyên Sin Hồ cần đẩy mạnh đầu tư vào chăn nuôi gà đen (gà xương đen) đặc sản theo hướng an toàn sinh học để phục vụ khách du lịch. 




Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem