Hải Phòng: 5 "cụ" cây gạo đại thụ ôm trọn ngôi đền di tích cổ và những câu chuyện kỳ bí

Thứ năm, ngày 17/09/2020 13:25 PM (GMT+7)
Ghé thăm đền Vạn Chài (Đồ Sơn, TP Hải Phòng) vào dịp tháng 2 đến tháng 3 âm lịch, du khách ai nấy đều trầm trồ trước vẻ đẹp rực rỡ, độc đáo của 5 gốc gạo cổ thụ trăm tuổi.
Bình luận 0

Ghé thăm đền Vạn Chài (Đồ Sơn, TP Hải Phòng) vào dịp tháng 2 đến tháng 3 âm lịch, du khách ai nấy đều trầm trồ trước vẻ đẹp rực rỡ, độc đáo của 5 gốc gạo cổ thụ trăm tuổi.

Hải Phòng: 5 "cụ" cây gạo đại thụ ôm trọn ngôi đền di tích cổ và những câu chuyện kỳ bí - Ảnh 1.

Năm gốc gạo cổ thụ có tuổi đời gần 200 năm gắn liền với ngôi đền Vạn Chài (hay còn được gọi là đền Chài, thuộc phường Vạn Hương, Đồ Sơn, TP Hải Phòng), một điểm đến tâm linh thu hút du khách, người dân thập phương hàng năm tới tham quan, chiêm bái.

Hải Phòng: 5 "cụ" cây gạo đại thụ ôm trọn ngôi đền di tích cổ và những câu chuyện kỳ bí - Ảnh 2.

Theo chia sẻ của bác Nguyễn Văn Tung (SN 1952, trú tại phường Vạn Hương, Đồ Sơn, TP Hải Phòng), người thủ hương của ngôi đền: “Tôi là người bản thổ ở đây và đã trông coi ngôi đền cùng những cây gạo cổ này được 15 năm rồi. Đối với người dân Đồ Sơn, đền Vạn Chài là nơi thần thánh bảo hộ, che chở cho những ngư dân quanh năm lênh đênh trên biển. Theo lời các cụ kể lại, ngôi đền này được xây dựng vào thế kỷ 19, sau đó liên tiếp 3 năm những ngư dân nơi đây đều được mùa đánh bắt hải sản”.

Hải Phòng: 5 "cụ" cây gạo đại thụ ôm trọn ngôi đền di tích cổ và những câu chuyện kỳ bí - Ảnh 3.

“Ngôi đền có tuổi đời bao năm thì những gốc gạo ở đây cũng tồn tại bấy nhiêu năm. Tương tự như ý nghĩa thiêng liêng của đền Vạn Chài, 5 gốc gạo cổ thụ cũng mang ý nghĩa tâm linh đặc biệt với người dân chúng tôi. Được trồng theo hàng chữ sinh, những gốc gạo này biểu tượng cho sự sinh sôi nảy nở, bền bỉ của ngôi đền. Không chỉ vậy, hoa gạo thường nở rộ vào tháng 3 âm lịch cũng là lúc vào mùa tôm cá nên người dân Đồ Sơn. Theo đó, người dân thường gửi gắm ở những gốc gạo mong muốn một năm được mùa. Năm nào cây trổ hoa rực rỡ là năm ấy ngư dân được mùa tôm cá, nhà nào nhà nấy được ấm no” ông Nguyễn Văn Tung cho biết.

Hải Phòng: 5 "cụ" cây gạo đại thụ ôm trọn ngôi đền di tích cổ và những câu chuyện kỳ bí - Ảnh 4.

Trải qua trăm năm, những gốc gạo cổ cao tầm hơn 15m, thân cây xù xì với những tán cây tỏa rộng “ôm” trọn lấy ngôi đền.


Hải Phòng: 5 "cụ" cây gạo đại thụ ôm trọn ngôi đền di tích cổ và những câu chuyện kỳ bí - Ảnh 5.

Đường kính thân cây khoẳng từ 2 – 2,5m nên phải 4 người mới ôm trọn được thân cây.


Hải Phòng: 5 "cụ" cây gạo đại thụ ôm trọn ngôi đền di tích cổ và những câu chuyện kỳ bí - Ảnh 6.

Khác với những gốc gạo khác, 5 gốc gạo cổ thụ ở đền Vạn Chài có hình thái độc đáo với thân cây có múi, ngạnh, phần gốc cây còn có hình dạng như lòng chảo. Sinh trưởng trên vùng đất ven biển mặn mòi nhưng 5 gốc gạo cổ vẫn xanh tốt và sai hoa.


Hải Phòng: 5 "cụ" cây gạo đại thụ ôm trọn ngôi đền di tích cổ và những câu chuyện kỳ bí - Ảnh 7.

Hoa gạo hay còn được biết đến với tên gọi hoa Mộc Miên được nhiều người biết đến với ý nghĩa hướng về quê hương, ý nghĩa về sự chân chất, mộc mạc nhưng lại có sức hút đến kỳ lạ nơi thôn quê.


Hải Phòng: 5 "cụ" cây gạo đại thụ ôm trọn ngôi đền di tích cổ và những câu chuyện kỳ bí - Ảnh 8.

Hoa gạo to bằng lòng bàn tay với năm cánh đều nhau, màu đỏ tươi rực rỡ. Mỗi tháng 2, tháng 3 hàng năm, hoa trổ thành từng trùm đỏ rực một góc trời.


Hải Phòng: 5 "cụ" cây gạo đại thụ ôm trọn ngôi đền di tích cổ và những câu chuyện kỳ bí - Ảnh 9.

Theo bà Hoàng Thị Thâm (SN 1952, trú tại phường Vạn Hương, Đồ Sơn, TP Hải Phòng) cho biết: “Tuổi già thảnh thơi nên tôi thường tới đền Vạn Chài phụ việc quét tước, hương nhan. Mùa hoa gạo nở mỗi năm có rất nhiều du khách ngang qua phải dừng chân chiêm ngưỡng đến mê mẩn. Đến tôi đã chứng kiến cả chục mua hoa nở, hoa tàn mà vẫn không khỏi bồi hồi mỗi khi hoa nở”.


Hải Phòng: 5 "cụ" cây gạo đại thụ ôm trọn ngôi đền di tích cổ và những câu chuyện kỳ bí - Ảnh 10.

Du khách mê mẩn vẻ đẹp của những bông hoa gạo đỏ rực rụng đầy sân đền Vạn Chài.


Hải Phòng: 5 "cụ" cây gạo đại thụ ôm trọn ngôi đền di tích cổ và những câu chuyện kỳ bí - Ảnh 11.

Cũng theo truyền thuyết xưa, màu đỏ của hoa gạo chính là màu của áo cưới, màu của sợi dây tơ hồng những đôi trai gái trao nhau thay lời hứa hẹn của tình yêu. Sắc hoa gạo từ đó trở thành biểu tượng cho sự thủy chung, kiên trì không thay đổi trong tình yêu.


Hải Phòng: 5 "cụ" cây gạo đại thụ ôm trọn ngôi đền di tích cổ và những câu chuyện kỳ bí - Ảnh 12.

Không riêng vẻ đẹp mộc mạc nhưng không kém phần độc đáo, cây gạo còn có tác dụng trong y học. Lá, hoa, thân hay rễ của cây gạo có thể chữa trị rất tốt cho người bị viêm phế quản, viêm loét dạ dày và sốt ở trẻ em. Người dân còn dùng bông gạo để nhồi gối nằm có tác dụng an thần, giảm đau đầu.


Hải Phòng: 5 "cụ" cây gạo đại thụ ôm trọn ngôi đền di tích cổ và những câu chuyện kỳ bí - Ảnh 13.

“Trên thân cây gạo cổ ở đền Vạn Chài đặc biệt còn tồn tại một lại tầm gửi rất quý, chúng mọc bám dọc theo thân cây. Nhiều đoàn du khách ghé thăm đền sẽ lễ xin tầm gửi về để làm thuốc chữa bệnh liên quan tới gan, thận. Thân cây lâu năm nên rất cao, nhiều người phải dùng thang bắc lên hái những khúm tầm gửi tốt nhất” bà Hoàng Thị Thâm cho biết.

Hoàng Dương - Phương Linh (Tiền Phong)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem