Sự thực đằng sau dự án LIFSAP 80 triệu USD: Bỏ rơi nông dân, chuồng trại như... ổ chuột

Trần Quang Thứ bảy, ngày 23/05/2020 10:25 AM (GMT+7)
Ngày 19/5 đến thăm nhà, hỏi chuyện nuôi lợn thuộc Dự án LIFSAP, bà Ngô Thị Dung ở xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) lại khóc nức nở. "Toàn bộ tài sản của gia đình đổ vào nuôi lợn VietGAHP nhưng đến giờ dịch tả lợn châu Phi đã cướp đi hết, gia đình tôi thực sự trắng tay rồi".
Bình luận 0

Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) do Ngân hàng Thế giới tài trợ được thực hiện bởi Ban Quản lý các dự án nông nghiệp, việc áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) cấp nông hộ. Giải pháp này được cho là hoàn hảo cho chăn nuôi quy mô nông hộ ở Việt Nam.

Dự án LIFSAP được thực hiện trên địa bàn 12 tỉnh gồm: Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Cao Bằng, Thanh Hoá, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai và Lâm Đồng. Trong năm đầu tiên, dự án sẽ được triển khai thử nghiệm trên địa bàn 4 tỉnh, thành gồm: Hà Nội, Thái Bình, TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Sau khi tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm sẽ mở rộng ra các tỉnh còn lại.

Tổng vốn dự kiến của dự án: 79,03 triệu USD. Trong đó: Vốn ODA 1.109,9 tỷ VNĐ, tương đương 65,26 triệu USD. Vốn đối ứng: 57,8 tỷ VNĐ, tương đương 3,4 triệu USD. Vốn khác: 176,29 tỷ VNĐ, tương đương 10,37 triệu USD từ nguồn vốn của tư nhân. Chủ dự án là Ban Quản lý các dự án nông nghiệp.

Tính đến tháng 12/2017, sau 6 năm thực hiện, Dự án LIFSAP Hà Nội đã xây dựng được 4 vùng là 4 huyện thực hiện áp dụng chăn nuôi Viet GAHP gồm: Chương Mỹ, Thanh Oai, Quốc Oai và Thường Tín, hình thành được 70 nhóm liên kết hợp tác sản xuất chăn nuôi (gọi tắt là nhóm GAHP) với gần 1.400 hộ tham gia.

Đau xót nhìn dân nuôi lợn trong dự án "triệu đô" khóc nức nở vì thua lỗ, lâm nợ - Ảnh 1.

Chuồng trại nuôi lợn trong Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (Dự án LIFSAP) hiện giờ được ông Bùi Văn Thuần ở xã Hồng Phong thả nuôi mấy con gà phục vụ gia đình.

Đau xót nhìn dân nuôi lợn trong dự án "triệu đô" khóc nức nở vì thua lỗ, lâm nợ - Ảnh 2.

Là một trong những hộ đầu tiên tham gia vào Dự án LIFSAP, nhưng đến giờ gia đình ông Bùi Văn Thuần ở thôn Hạ, xã Hồng Phong cũng không còn lợn. Mang tiếng là trại lợn tham gia dự án chăn nuôi lớn nhưng khu chuồng trại chăn nuôi của gia đình ông nom chả khác gì khu ổ chuột.

Đau xót nhìn dân nuôi lợn trong dự án "triệu đô" khóc nức nở vì thua lỗ, lâm nợ - Ảnh 3.

Thê thảm hơn gia đình ông Thuần, hộ gia đình bà Ngô Thị Dung ở thôn Mới đến giờ mới thực sự "ngấm đòn" đại dịch. Từng là trại nuôi lợn nhiều nhất, nhì ở xã Hồng Phong nhưng sau khi đại dịch quét qua cũng đã tiêu diệt hết đàn lợn của trưởng nhóm GAHP 2. (Ảnh: Bà Dung thu dọn trong chuồng trại trắng xóa vôi bột).

Đau xót nhìn dân nuôi lợn trong dự án "triệu đô" khóc nức nở vì thua lỗ, lâm nợ - Ảnh 4.

Các thiết bị, đồ dùng, cơ sở đo gia đình bà Dung đầu tư trị giá tiền tỷ, cùng các thiết bị do Dự án LIFSAP hỗ trợ nay thành đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.

Đau xót nhìn dân nuôi lợn trong dự án "triệu đô" khóc nức nở vì thua lỗ, lâm nợ - Ảnh 5.

"Toàn bộ tiền của tích cóp và tiền vay mượn bên ngoài hàng tỷ đồng dùng để đầu tư vào chăn nuôi lợn VietGAHP đến giờ đã bị dịch tả lợn châu Phi cướp hết, chúng tôi thực sự cùng đường, hết lòng tin vào nghề nuôi lợn rồi", bà Dung bộc bạch.

Đau xót nhìn dân nuôi lợn trong dự án "triệu đô" khóc nức nở vì thua lỗ, lâm nợ - Ảnh 6.

Tấm biển hiệu của Dự án LiFSAP cũ nát treo bên ngoài cửa chuồng trại trắng xóa vôi bột càng khiến gia đình bà Dung đau xót hơn.

Đau xót nhìn dân nuôi lợn trong dự án "triệu đô" khóc nức nở vì thua lỗ, lâm nợ - Ảnh 7.

Sau khi đàn của, tài sản trị giá tiền tỷ bị chôn vùi theo đất, mới đây, chồng bà Dung cũng đột ngột qua đời càng khiến cho gia đình thê thảm hơn. Bố mất, con trai là anh Nguyễn Văn Tính lại lên thay nhận chức trưởng nhóm GAHP 2, nhưng do quá kiệt sức, không có vốn tái đàn, anh Tính lại phải bỏ đi làm thợ xây để kiếm tiền nuôi gia đình.

Đau xót nhìn dân nuôi lợn trong dự án "triệu đô" khóc nức nở vì thua lỗ, lâm nợ - Ảnh 8.

Bà Dung chăm sóc đàn gà cho người con trai là anh Nguyễn Văn Tính (Trưởng nhóm GAHP 2), hiện con bà đã bỏ đi làm thợ hồ để lấy tiền nuôi gia đình.

Đau xót nhìn dân nuôi lợn trong dự án "triệu đô" khóc nức nở vì thua lỗ, lâm nợ - Ảnh 9.

Trại lợn VietGAHP của Trưởng ban Chăn nuôi và thú y xã Hồng Phong may mắn thoát "án tử" dịch tả lợn châu phi nay cũng đang xuống cấp dần. Tuy nhiên, chuồng trại của gia đình ông cũng khá thô sơ.

Mời bạn đọc chiêm ngưỡng "pháo đài" nuôi lợn VietGAHP trong dự án "triệu đô" may mắn thoát "án tử" dịch tả lợn châu Phi ở Hà Nội.

Nhiều người đặt câu hỏi, một dự án với gần 80 triệu USD, tương đương hơn 1.800 tỷ đồng đầu tư để nâng cao khả năng cạnh tranh cho chăn nuôi nông hộ và an toàn thực phẩm không biết đầu tư vào những hạng mục gì, mà chuồng trại chăn nuôi lợn của những người tham gia dự án vô cùng xập xệ, không có gì đảm bảo an toàn thực phẩm cả.

PV Dân Việt đã liên hệ với ông Tôn Thất Sơn Phong- Trưởng Ban Quản lý dự án Lifsap (Phó Trưởng Ban Quản lý các dự án nông nghiệp) để làm rõ sự thực trên, được ông Phong cho biết, đã nắm được thông tin qua Báo Dân Việt phản ánh, nhưng do đang bận đi công tác và sẽ có trao đổi sau với PV.

*Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem