Giá cà phê ngày 16/9: Giá cà phê tiếp tục biến động mạnh, tăng vọt cuối tuần

Nguyễn Phương Thứ bảy, ngày 16/09/2023 13:04 PM (GMT+7)
Giá cà phê hôm nay 16/9: Giá cà phê hai sàn tăng vọt phiên cuối tuần. Các quỹ và đầu cơ mua mạnh khi yếu tố tài chính hứa hẹn tích cực hơn và mối lo thiếu hụt nguồn cung sau báo cáo tồn kho ICE vẫn chưa cải thiện. Giá cà phê trong nước cũng tăng mạnh 1.000 đồng/kg...
Bình luận 0

Giá cà phê hôm nay 16/9: Tăng vọt 1.000 đồng/kg, cà phê trong nước sát ngưỡng 68.000 đồng/kg

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London bất ngờ tăng vọt. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng thêm 61 USD, lên 2.556 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2024 tăng thêm 36 USD, lên 2.404 USD/tấn, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York  cùng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng thêm 5,15 cent, lên 159,15 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2024 tăng thêm 4,85 cent, lên 159,75 cent/lb, các mức tăng rất mạnh. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Giá cà phê ngày 16/9: Giá cà phê tiếp tục biến động mạnh, tăng vọt cuối tuần - Ảnh 1.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 16/09/2023 lúc 12:00:01 (delay 10 phút)

Giá cà phê ngày 16/9: Giá cà phê tiếp tục biến động mạnh, tăng vọt cuối tuần - Ảnh 2.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 16/09/2023 lúc 12:00:01 (delay 10 phút)

Giá cà phê ngày 16/9: Giá cà phê tiếp tục biến động mạnh, tăng vọt cuối tuần - Ảnh 3.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay cũng tăng mạnh 1.000 đồng, lên dao động trong khung 66.900 - 67.900 đồng/kg.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay cũng tăng mạnh 1.000 đồng, lên dao động trong khung 66.900 - 67.900 đồng/kg. Theo đó, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 66.900 đồng/kg. Tiếp đến là tỉnh Gia Lai với 67.400 đồng/kg. Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk có giá thu mua là 67.600 đồng/kg. Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 67.900 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương được khảo sát.

Giá cà phê hai sàn tiếp tục hồi phục mạnh một cách khá bất ngờ khi đồng Reais tăng lên mức cao 2 tuần đã không khuyến khích người Brazil bán cà phê xuất khẩu trong bối cảnh tồn kho ICE – New York tiếp tục giảm sâu trong vài tháng qua mà vẫn chưa ghi nhận có sự bổ sung nào. 

Trong khi đó, tồn kho ICE – London ghi nhận vài ngày gần đây có sự bổ sung đáng kể, chủ yếu từ nguồn cung Brazil. Báo cáo lạm phát Mỹ có phần chững lại và suy đoán Fed sẽ tạm ngừng tăng lãi suất là yếu tố thúc đẩy các quỹ và đầu cơ quay lại thị trường mua vào sau khi đã mạnh tay thanh lý trong hai tuần liên tiếp trước đó, cho dù đã có ý kiến nhận định các thị trường cà phê kỳ hạn đang vào chu kỳ giảm.

Đồng Reais tăng mạnh trở lại khiến Brazil giảm bán, dự báo hiện tượng thời tiết El Nino sẽ gây khô hạn cho các nước sản xuất cà phê trên vành đai Thái Bình Dương kể từ tháng 10 cho tới hết quý I/2024 và phiên họp điều hành tiền tệ của Fed – Mỹ vào đầu tuần sau là sự quan tâm của thị trường cà phê thế giới trong ngắn lẫn trung hạn.

Liên đoàn Cà phê châu Âu (ECF) báo cáo tồn kho tại các kho cảng trong tháng 6/2023 đã giảm 15,16% so với cùng kỳ năm trước xuống ở mức 11,56 triệu bao (1 bao là 60kg), đáp ứng đủ cho nhu cầu rang xay trong hơn 13 tuần… Theo các nhà phân tích, thông tin này có phần chậm trễ nên cũng không tác động mấy với thị trường hiện tại.

Kỹ thuật bón phân, chăm sóc cây cà phê vào đầu mùa mưa

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị, do trải qua mùa khô kéo dài và khá khắc nghiệt sẽ làm cho cây cà phê bị rụng lá, nhiễm một số loại bệnh như rỉ sắt, đốm mắt cua... 

Bước vào mùa mưa, việc bổ sung dinh dưỡng kịp thời rất quan trọng giúp cây cà phê nhanh chóng phục hồi nuôi dưỡng trái non. Nhằm giúp cây cà phê có năng xuất ổn định, chất lượng tốt ngay từ đầu mùa mưa bà con cần chú ý bổ sung phân bón theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng loại phân, đúng liều lượng, đúng phương pháp và đúng thời điểm.

Việc bổ sung phân bón đợt đầu mùa mưa rất quan trọng; ở lần bón này yêu cầu phân có hàm lượng cao nhất là Đạm (P), sau đó là phân Lân (K) và cuối cùng là Kali (K). Lượng bón tùy thuộc vào cụ thể của từng vườn nhưng căn cứ lớn nhất là dựa vào năng suất cà phê với khả năng đáp ứng của năng lực vườn cây. Việc sử dụng phân đơn hay phân trộn tùy thuộc vào nhu cầu của cà phê. Tuy nhiên do cách phối trộn phân đơn của bà con thường không đảm bảo về hàm lượng dinh dưỡng cho cây cà phê nên bà con sử dụng phân trộn (N.P.K) sẽ có hàm lượng dinh dưỡng cân đối, bổ sung hợp lý các chất trung vi lượng giúp cây hấp thu tốt, tỷ lệ đậu trái cao, trái to nhân chắc làm tăng năng suất chất lượng cà phê.

Ngoài việc bón phân vô cơ, việc bón phân hữu cơ cho vườn cây cần được quan tâm, đây là loại phân không thể thiếu. Phân hữu cơ có những đặc tính mà phân hóa học không thể có được, khi bón vào đất ngoài tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, phân hữu cơ còn cải tạo được lý hóa tính, sinh tính đất tức là cải thiện môi trường đất. Phân hữu cơ còn có tác dụng làm tăng hiệu lực của phân hóa học. Lượng bón phân hữu cơ từ 10-15 kg phân chuồng/cây, 2 năm bón một lần, hoặc dùng các loại phân hữu cơ chế biến bón từ 2-3 kg/cây/năm.

Kỹ thuật bón: Kỹ thuật bón phân cũng là vấn đề mà bà con cần quan tâm. Cây cà phê có rễ hút dinh dưỡng nằm ở độ sâu  từ 0 đến 20cm, bởi vậy nếu bón phân quá nông thì phân dễ thất thoát do bốc hơi hoặc rửa trôi; bón sâu quá khi gặp mưa lớn phân sẽ thấm sâu xuống dưới rễ cây, cây không hấp thu được. Vì vậy bà con nên cào lớp lá xung quanh gốc cà phê bón phân rải quanh tán cây rồi cào nhẹ lớp lá phủ lên bề mặt nhằm chống thất thoát lượng phân đã bón.

Lượng bón: Với cây cà phê kinh doanh có thể bón một trong các loại phân có hàm lượng dinh dưỡng như sau:

Phân NPK 18-14-7-13S + TE:  Bón từ 550 – 750 kg/ha

Phân NPK 16-16-8-13S + Bo + TE: Bón từ 500 – 700 kg/ha

Phân NPK 17-14-7-13S + TE: Bón từ 550 – 750 kg/ha

Hoặc đối với N.P.K Đầu Trâu

- Đầu mùa mưa: bón NPK 16-16-8 TE hoặc Đầu Trâu tăng trưởng 19-12-6 TE, bón 400-450 kg/ha

- Giữa mùa mưa: bón NPK 16-8-16 TE hoặc Đầu Trâu chắc hạt 16-6-19 TE, bón 500-600 kg/ha

- Cuối mùa mưa: bón NPK 16-8-16 TE hoặc Đầu Trâu chắc hạt 16-6-19 TE, bón 400-450 kg/ha.

Nếu vườn cà phê có năng suất cao hơn 4 tấn nhân nên bón tăng cường. Cứ 1 tấn nhân tăng thêm bón thêm khoảng 300- 400kg phân NPK hỗn hợp/ha.

Trong bón phân, chăm sóc cà phê vào đầu mùa mưa bà con cần lưu ý những điểm sau:

1. Cắt tỉa cành tạo hình làm thông thoáng vườn cây.

2. Có biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời.

3. Bổ sung dinh dưỡng khi thấy có mưa đều, nên bón khi đất đủ ẩm.

4. Nên sủ dụng các loại phân trộn có hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ, cân đối.

5. Ngoài phân vô cơ, cần bổ sung đầy đủ phân hữu cơ.

Đầu mùa mưa, ngoài bón phân bà con cần lưu ý việc cắt tỉa cành, tạo tán. Bà con phải rong tỉa cây che bóng, phải cắt bỏ chồi vượt, cắt cành tăm, làm cỏ quang gốc; tận dụng hết các tàn dư cây thực vật từ cây cà phê, cây che bóng… để ép xanh, đó là lượng phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng.

Chú trọng công tác phòng trừ sâu bệnh, cần phải giữ được bộ lá sạch bệnh bằng biện pháp bảo về thực vật. Đây là giai đoạn rất nhạy cảm của cà phê và có ảnh hưởng đến năng xuất chất lượng và mức độ chín tập trung của cà phê.

Việc chăm sóc tỉa cành, tạo tán, làm thông thoáng vườn cây, có biện pháp quản lý sâu bệnh hại, đông thời bổ sung dinh dưỡng hợp lý ngay từ đầu mùa mưa, sẽ giúp người trồng cà phê bảo vệ thành quả của mình, giúp quả cà phê tăng nhanh về kich thước tích lũy chất khô, tăng cành dữ trữ cho vụ sau, tránh hiện tượng rụng trái; giúp tăng năng suất, chất lượng hạt cà phê.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem